Thủ tục nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng

04/11/2022 | 14:10 123 lượt xem Lò Chum

Thủ tục nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng

Thưa luật sư, tôi có mua một mảnh đất mặt đường để xây dụng nhà ở. Thế nhưng do tình hình dịch nên tôi đã tạm hoãn chưa xây nhà. Đến năm 2022 thì theo kế hoạch của địa phương thì sẽ mở tuyến đường cao tốc đi qua mảnh đất đó. Tôi muốn hỏi luật sư là nếu mở tuyến đường thì tầm 5m đất của tôi sẽ bị nhà nước thu hồi để đủ xây đường như vậy thì tôi có được đền bù không? Thủ tục nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng như thế nào? Mong luật sư giải đáp.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Thủ tục nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Quy định về đền bù giải phóng mặt bằng

“Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất” (Khoản 12, Điều 3). Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mang những đặc điểm sau:

– Vấn đề bồi thường chỉ đặt ra khi Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

– Việc bồi thường cho người sử đất không do lỗi của Nhà nước gây ra mà xuất phát từ nhu cầu chung của xã hội, của cộng đồng.

– Việc bồi thường về đất thực hiện không căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tức là nguyên tắc trao đổi ngang giá mà dựa vào giá đất cụ thể do Nhà nước xác định tại thời điểm thu hồi đất.

Giải phóng mặt bằng cũng là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong đời sống xã hội khi đề cấp đến việc Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên trong các văn bản pháp luật về đất đai lại không đưa ra bất kỳ giải thích nào về giải phóng mặt bằng. Khái niệm về giải phóng mặt bằng chỉ được xây dựng dựa trên quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất như sau: “Giải phóng mặt bằng là quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cho người bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật đất đai nhằm tạo lập quỹ đất “sạch” để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.”.

Bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần vào việc duy trì ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Điều này được lí giải trong mối quan hệ giữa lợi ích của nhà nước và quyền , lợi ích của người sử dụng đất, khi thu hồi đất là đang tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân, đó là vấn đề nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích. Thực tế giải quyết tranh chấp, khiếu kiện từ việc thực hiện bồi thường không hiệu quả thì sẽ phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp với số đồng người dân tham gia, dẫn đến gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tiền đền bù giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là khoản tiền thực tế người sử dụng đất được nhận khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất và tiến hành giải phóng mặt bằng.

Một trong những vấn đề quan trọng khi Nhà nước thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất chính là giá đất để tính bồi thường. Đây là cơ sở để thực hiện việc bồi thường cho người bị thu hồi đất, đồng thời cũng là cơ sở để giải quyết lợi ích về kinh tế giữa Nhà nước với người bị thu hồi đất. Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng bảng giá các loại đất phù hợp với giá thị trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hạn chế rất nhiều các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến tranh chấp bồi thường, đền bù đất đồng thời tránh được thất thu cho ngân sách nhà nước.

Mức đền bù giải phóng mặt bằng

Mức đền bù giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất ở, căn cứ Điều 79 Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc bồi thường về đất được thực hiện như sau:

a) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư;

b) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.

2. Trường hợp trong hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.

3. Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tái định cư thì được Nhà nước bồi thường bằng tiền.

4. Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở thuộc trường hợp phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất. Giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở; giá đất ở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

5. Trường hợp trong thửa đất ở thu hồi còn diện tích đất nông nghiệp không được công nhận là đất ở thì hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi được chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất đó sang đất ở trong hạn mức giao đất ở tại địa phương, nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu và việc chuyển mục đích sang đất ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

6. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp thu hồi một phần diện tích đất của dự án mà phần còn lại vẫn đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện dự án thì được bồi thường bằng tiền đối với phần diện tích đất thu hồi;

b) Trường hợp thu hồi toàn bộ diện tích đất hoặc thu hồi một phần diện tích đất của dự án mà phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện dự án thì được bồi thường bằng đất để thực hiện dự án hoặc bồi thường bằng tiền;

c) Đối với dự án đã đưa vào kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường bằng tiền.

Thủ tục nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng?

Thủ tục nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng
Thủ tục nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng

Trên cơ sở các dự án thuộc các trường hợp thu hồi đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm (đã được phê duyệt) của cấp huyện và tiến độ sử dụng đất của dự án, cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện tùy trường hợp) chuẩn bị các thủ tục cần thiết để thu hồi đất:

Bước 1: Thông báo thu hồi đất. Thời hạn thông báo là trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.

Bước 2: Họp dân để triển khai thực hiện dự án. Hoạt động này khá quan trọng bởi nó việc thu hồi đất thường diễn ra với quy mô liên quan đến nhiều hộ, việc họp dân giúp họ nắm bắt được cơ bản tình hình và biết được các bước trong quá trình phối với với cơ quan có thẩm quyền.

Bước 3: Kiểm kê đất đai, tài sản và cây côi, hoa màu có trên đất. Hoạt động này dưới góc độ pháp lý được hiểu là việc thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, là hoạt động được thực hiện dựa trên sự phối hợp tổ chức của Ủy ban nhân dân cấp xã với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc triển khai, và chắc chắn phải có sự phối hợp của người sử dụng đất (nghĩa vụ bắt buộc).

Bước 4: Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư. Hoạt động này thuộc về tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Bước 5: Niêm yết công khai phương án và lấy ý kiến của nhân dân. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Đây là giai đoạn người sử dụng đất có quyền khiếu nại nếu thấy việc bồi thường không phù hợp với quyền và lợi ích của mình.

Bước 6: Hoàn chỉnh phương án và trình thẩm định. Sau khi lấy được ý kiến, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổng hợp ý kiến đóng góp hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền.

Bước 7: Phê duyệt phương án chi tiết. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

Bước 8: Tổ chức chi trả bồi thường. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi. Trường hợp chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, người sử dụng đất còn được hưởng thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả. Tuy nhiên, nếu người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước. Đây là bước quan trọng nhất để người sử dụng đất nhận được tiền đền bù trên thực tế, vai trò của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường được thấy rất rõ trong giai đoạn này, vì vậy, việc thực hiện nhanh chóng, khách quan là đòi hỏi lớn nhất đối với các cơ quan, tổ chức này.

Bước 9: Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất: sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; người bị thu hồi đất phải bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.

Trường hợp người có đất bị thu hồi không bàn giao mặt bằng sau khi được vận động, thuyết phục thì bị cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại Điều 71 Luật Đất đai.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Thủ tục nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hoặc các dịch vụ khác liên quan như là giấy đặt cọc mua bán nhà đất viết tay Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833 102 102. để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Người dân không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất xử lý thế nào?


Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.

Chậm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất thì có bị tính lãi?


Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
Như vậy, khi cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả tiền thì người dân sẽ được nhận thêm một khoản tiền chậm trả.

Thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất?

 
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 93 Luật Đất đai 2013 thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
– Theo quy định tại khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai 2013 thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về:
+ Mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có);
+ Thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ;
+ Thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có);
+ Thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Như vậy, thời gian, địa điểm để người dân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất được ghi rõ trong quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.