Tôi có một mảnh đất từ thời ông để lại, hiện tại không có giấy tờ đất đai. Hiện tại tôi đang muốn làm sổ đỏ cho mảnh đất đó. Vậy, cho tôi hỏi điều kiện và thủ tục làm sổ đỏ cho đất không có giấy tờ như thế nào?
Cảm ơn các bạn đã gửi câu hỏi chúng tôi, tư vấn luật đất đai sẽ giải đáp câu hỏi của bạn qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Đất không có giấy tờ là gì?
Đất không có giấy tờ là đất mà người dân đang sử dụng không có một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16, 17 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Nghĩa là không có một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất dưới đây:
- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính trước ngày 15/10/1993.
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993.
- Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
Vậy, Điều kiện và thủ tục làm sổ đỏ cho đất không có giấy tờ như thế nào? Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé.
Điều kiện được cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ
Theo quy định tại Điều 101 Luật Đất đai hiện hành, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà không có giấy tờ thì có thể được cấp sổ đỏ, phân thành hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Không phải nộp tiền sử dụng đất
- Điều kiện để được cấp sổ đỏ là:
- Đang sử dụng đất trước ngày 01.7.2014.
- Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
- Nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp (tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ).
Trường hợp 2: Có thể phải nộp tiền sử dụng đất
Điều kiện để được cấp sổ đỏ là:
- Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất ổn định từ trước ngày 1.7.2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai.
- Nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.
- Với đất không có giấy tờ, một trong những căn cứ quan trọng để được xem xét cấp sổ đỏ là phải sử dụng đất ổn định.
Căn cứ để xác định việc sử dụng đất ổn định
Theo Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp sổ. Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau:
- Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất.
- Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký.
- Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất.
- Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan.
- Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ.
- Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của UBND cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký….
- Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ trên hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của UBND cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất.
Thủ tục làm sổ đỏ cho đất không có giấy tờ
Hồ sơ đề nghị cấp Số đỏ
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK.
– Bản sao chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Ngoài ra, trong từng trường hợp cụ thể phải có xác nhận của UBND cấp xã về việc đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch.
Người nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được lựa chọn nộp bản sao hoặc bản chính giấy tờ, cụ thể:
– Nộp bản sao giấy tờ đã có công chúng hoặc chứng thực;
– Nộp bản sao giấy tờ và xuất trinh bản chính để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
– Nộp bản chính giấy
Thủ tục cấp Số đỏ
Bước 1: Nộp hồ sơ
Khoản 2 và khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định nơi nộp hồ sơ như sau:
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nêu có nhu cầu.
Cách 2: Nếu không nộp tại UBND cấp xã thì:
- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc ăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. nộp tại Văn phòng
- Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thi nộp tại bộ phận một cửa.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ (trong phiếu ghi rõ ngày hẹn trả kết quả – nếu quả hạn thì người dân có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính).
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện các công việc theo nhiệm vụ để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi nhận được thông báo nộp tiền của cơ quan thuế thì nộp theo đúng số tiền, thời hạn như thông báo và giữ biên lai, chứng từ để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.
Bước 4: Trao kết quả
Thời gian thực hiện:
- Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hỗ sơ hợp lệ không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thời gian trên không tỉnh thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật: không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất không tỉnh thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trung câu giảm định.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Điều kiện và thủ tục làm sổ đỏ cho đất không có giấy tờ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Có được cấp sổ đỏ cho đất quy hoạch không?
- Sổ đỏ đứng tên người đã mất thì phải làm thế nào?
- Làm gì khi ở 20 năm tái định cư vẫn chưa có sổ đỏ?
Câu hỏi thường gặp
Khi được cấp Giấy chứng nhận cho đất không có giấy tờ thì người sử dụng đất phải nộp các khoản tiền sau đây:
– Tiền sử dụng đất (nếu thuộc trường hợp phải nộp)
– Lệ phí trước bạ
– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận
– Phí thẩm định hồ sơ
Mua đất không sổ đỏ là điều không nên bởi người dân sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro và phải gánh chịu các hậu quả pháp lý không đáng có như sau:
– Dễ xảy ra tranh chấp đất đai
– Khó xác minh chính xác nguồn gốc đất
– Không được thế chấp đất để vay tiền
– Khó bán lại đất không có sổ đỏ
– Không được bồi thường khi thu hồi đất
– Khó được cấp phép xây dựng
Việc mua đất không sổ đỏ thì rủi ro lớn hơn luôn thuộc về phía người mua. Người mua có thể phải đợi rất lâu mới có thể xin cấp Giấy chứng nhận cho mình, thậm chí không sang tên xin cấp Giấy chứng nhận được, hoặc đang làm thủ tục thì xảy ra tranh chấp, lúc đó phần thiệt hơn sẽ thuộc về phía người mua. Dưới góc độ thực tiễn, mua nhà không có giấy chứng nhận sở hữu còn có một số hạn chế, rủi ro khác. Bên cạnh đó, do nhà không có giấy chứng nhận quyền sở hữu nên không thể thế chấp để vay vốn ngân hàng, giảm sự linh hoạt, hiệu quả trong việc sử dụng tài sản.
Từ những phân tích ở trên có thể thấy việc mua đất khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.