Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước mặn xâm nhập gay gắt, nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất ngày càng khan hiếm, nhất là đối với các loại cây trồng cần nhiều nước như lúa. Vì vậy mà nhiều người đã đổi sang trồng các loại cây khác để đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn. Tuy nhiên rất nhiều người còn chưa biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa hay còn chuyển đổi sai. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.
Căn cứ pháp lý
Yêu cầu, điều kiện khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải đáp ứng các yêu cầu và điều kiện nhất định để đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả, không sử dụng đất sai mục đích.
Căn cứ Điều 56 Luật trồng trọt quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa như sau:
- Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu;
- Hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi;
- Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;
- Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại.
Tại Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP hướng dẫn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa như sau:
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Trồng trọt và các quy định sau đây:
- Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
- Trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.
Lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc theo Mẫu số 01.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc; đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn tỉnh theo Mẫu số 02.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn tỉnh; đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn huyện theo Mẫu số 02.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
- Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ nhu cầu chuyển đổi của tổ chức, cá nhân trên địa bàn và kế hoạch chuyển đổi của cấp huyện ban hành kế hoạch chuyển đổi trên địa bàn theo Mẫu số 03.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
Hồ sơ, thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
Khoản 3 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa như sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển sang trồng cây lâu năm gửi 01 bản đăng ký đến UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) theo Mẫu số 04.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu
– Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, UBND cấp xã phải hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung bản đăng ký.
– Nếu bản đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của UBND cấp xã, trong thời gian 05 ngày làm việc, UBND cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất.
– Trường hợp không đồng ý, UBND cấp xã phải trả lời bằng văn bản cho người dân theo Mẫu số 05.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tại sao giáo viên không được mua đất trồng lúa?
- Đất trồng cây hàng năm là gì? Quy định của pháp luật về đất trồng cây hằng năm
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai 2013
Câu hỏi thường gặp
Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu.
Việc chuyển đổi phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch chuyển đổi này được ban hành và cụ thể hóa từ trung ương đến địa phương, cụ thể như sau:
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch chuyển đổi trên phạm vi toàn quốc;
– Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Kế hoạch chuyển đổi trên phạm vi toàn tỉnh;
– Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành Kế hoạch chuyển đổi trên phạm vi toàn huyện;
– Uỷ ban nhân dân cấp xã ban hành Kế hoạch chuyển đổi trên phạm vi địa bàn.
Hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi.
Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
Trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20 mét vuông diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cm so với mặt ruộng.
01 bản đăng ký đến UBND xã theo mẫu số 04,CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 94/2018/NĐ-CP.
01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất chứa diện tích muốn chuyển đổi cơ cấu;
01 bản sao CMND/căn cước công dân/sổ hộ khẩu của cá nhân/ hộ gia đình đăng ký chuyển đổi cơ cấu đất trồng lúa.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc theo Mẫu số 01.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.