Đất đai là một yếu tố vô cùng quan trọng của một đất nước, vì vậy nên các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đất đai đều được nhà nước ta quản lý chặt chẽ theo khuôn khổ của pháp luật. Để nhằm quản lý có hiệu quả các vấn đề liên quan đến đất đai, Chính phủ đã ban hành các chế tài xử phạt khi người dân thực hiện các hành vi vi phạm. Việc xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai cũn phải được thực hiện theo những trình tự, thủ tục theo luật định. Vậy “Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai” được quy định như thế nào?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Tính từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực (ngày 01/7/2014) đến ngày 31/12/2021, các Tòa án trong cả nước đã thụ lý 187.743 vụ án liên quan đến đất đai, trong đó tranh chấp đất đai xảy ra nhiều nhất là trong lĩnh vực dân sự với 161.187 vụ, sau đó là hành chính với 26.443 vụ và hình sự là 113 vụ
Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về đất đai trong lĩnh vực dân sự diễn ra đất đa dạng, như: tranh chấp về ranh giới, tranh chấp quyền sử dụng đất, chia thừa kế, tranh chấp hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác kinh doanh… Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như phá vỡ mối quan hệ xã hội, làm mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
Đối với các vụ hành chính, các khiếu kiện hành chính về đất đai chiếm số lượng nhiều nhất và có tính chất phức tạp nhất, chiếm trên 70% số vụ án Tòa án thụ lý, giải quyết; tập trung chủ yếu ở 07 nhóm khiếu kiện:
– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất; đấu giá quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đăng ký biến động đất đai; chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong thực hiện quyền của người sử dụng đất;
– Khiếu kiện liên quan đến việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Khiếu kiện liên quan đến việc thu hồi đất;
– Khiếu kiện về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất;
– Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đất đai;
– Khiếu kiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai;
– Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai.
Thực tế cho thấy, các vi phạm trong quản lý đất đai xảy ra chủ yếu ở 03 nhóm vấn đề sau:
(1) Vi phạm trong công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. Tình trạng một thửa đất, một khu đất được thể hiện trên nhiều loại bản đồ, nhiều tờ bản đồ với thông tin về số thửa, diện tích, loại đất khác nhau là rất phổ biến.
(2) Vi phạm trong quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tình trạng có dự án thì điều chỉnh quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch để hợp pháp hóa việc thu hồi đất xảy ra tại một số địa phương.
(3) Vi phạm trong công tác đăng ký đất đai, cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. Đây là nhóm vấn đề còn nhiều tồn tại, hạn chế và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khiếu kiện nhiều và ngày càng tăng.
Các khiếu kiện liên quan đến đất đai tập trung chủ yếu ở khiếu kiện về thu hồi, bồi thường; đăng ký, cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Các hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính bao gồm các hình thức xử phạt như sau:
– Các hình thức xử phạt chính bao gồm:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền.
– Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.
Như vậy, các hình thức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai được thực hiện theo quy định nêu trên.
Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này bao gồm:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định này;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này;
– Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;
– Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định;
– Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất;
– Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, tiền cho thuê lại đất không đúng quy định của pháp luật trong thời gian sử dụng đất còn lại;
– Buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai;
– Buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định;
– Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định;
– Buộc sử dụng đất đúng theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm;
– Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai;
– Buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
– Buộc nộp Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại Điều 35 của Nghị định này;
– Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Xử lý tài sản tạo lập không hợp pháp quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này;
– Thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai đối với các trường hợp phải thu hồi đất quy định tại các Điều 15, 18, 19, 22, 26, 29, 30 và 32 của Nghị định này.
Như vậy, các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật đất đai để đưa ra chế tài pháp lý xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và người sử dụng đất đai trong lĩnh vực đất đai.
Trước khi lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản thực hiện công tác tuyên truyền, vận động để người vi phạm buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính. Hình thức thực hiện có thể được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật. Nếu họ không tự nguyện thực hiện thì tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính.
Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được thự hiện như sau:
Bước 1: Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền lập biên bản là: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp); Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai và hoạt động dịch vụ về đất đai.
Để lập được biên bản vi phạm hành chính phải bắt đầu từ việc phát hiện hành vi vi phạm, sau đó đánh giá tính chất của hành vi vi phạm, tiếp đến là lựa chọn các quy định pháp luật để xác định hành vi vi phạm và căn cứ xử lý hành vi vi phạm, thẩm quyền, thủ tục lập biên bản (Trường hợp chưa đủ cơ sở để khẳng định có hành vi vi phạm, có căn cứ áp dụng thì người có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra hoặc biên bản sự việc tại nơi có hành vi vi phạm. Khi đủ cơ sở để khẳng định có hành vi vi phạm, có căn cứ pháp lý áp dụng) thì tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính.
Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm;
Nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Bước 2: Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Thời điểm tiến hành xác minh: Trước hoặc sau khi lập biên bản vi phạm; có thể được thực hiện cùng với các trình tự, thủ tục xử phạt tiếp theo cho đến khi ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.
Người có thẩm quyền lập biên bản phải xác định tính chất, mức độ của hành vi vi phạm hành chính và ghi rõ vào biên bản vi phạm hành chính để xác định thẩm quyền xử phạt và làm căn cứ ra quyết định xử phạt.
Nội dung xác minh đối với vi phạm trong đất đai: Người có thẩm quyền lập biên bản phải tiến hành xác minh:
+ Có hay không có vi phạm hành chính;
+ Về nhân thân (ngày tháng năm sinh; số CMND/ hộ chiếu…);
+ Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
+ Xác minh về trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
…
Trong bước này chủ thể có thẩm quyền xem xét thêm về không xác định được đối tượng vi phạm hành chính; hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt; cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt; chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm.
Bước 3: Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại Chương III, Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Người có thẩm quyền sau khi đã tiến hành đầy đủ các bước trên, tiến hành lập dự thảo Quyết định xử phạt trình người có thẩm quyền xử phạt.
Người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét lại hồ sơ xử phạt để xác định về đối tượng, hành vi vi phạm, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thời hạn… khi có đủ đầy đủ căn cứ thì ký ban hành Quyết định.
Bước 4: Gửi, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Gửi Quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định (gửi thư bảo đảm hoặc gửi trực tiếp (phải lập biên bản có ký nhận giữa người giao quyết định và cá nhân/tổ chức bị xử phạt; trường hợp họ không nhận thì lập biên bản).
Cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính (tính theo ngày nhận ký ở biên bản giao nhận hoặc ký nhận ở phiếu gửi bảo đảm). Trường hợp Quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định ngày thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn ghi trong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.
Quá thời hạn thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính(quá 10 ngày hoặc quá thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt) mà cá nhân/tổ chức không tự nguyện thi hành thì người đã ban hành quyết định xử phạt ban hành Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai” .Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn Luật đất đai.com với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như gia hạn thời hạn sử dụng đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không?
- Thù lao môi giới và hoa hồng môi giới?
- Cưỡng chế thu hồi đất trong trường hợp nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp có giao dịch về quyền sử dụng đất như sau:
– Trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trước khi chuyển quyền sử dụng đất thì bên chuyển quyền sử dụng đất bị xử phạt vi phạm hành chính và phải thực hiện biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (nếu khi xử phạt hành vi chuyển quyền buộc bên nhận chuyển quyền phải trả lại đất cho bên chuyển quyền) theo quy định. Bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả còn lại đối với từng trường hợp vi phạm theo quy định;
– Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với cả hai bên chuyển đổi quyền sử dụng đất. Trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với bên nhận chuyển quyền sử dụng đất. Trường hợp cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng đất đã cho thuê, đã thế chấp.
Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm này, bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Nghị định này.
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có một số đặc điểm cơ bản sau:
– Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được thực hiện dựa trên căn cứ pháp lý quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và nội dung của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải chịu một hậu quả pháp lý bất lợi về vật chất tương xứng với tính chất, mức độ và hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật đất đai mà mình gây ra. Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn bị buộc thực hiện khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đai như trước khi vi phạm, đồng thời, các phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm pháp luật đất đai và số tiền có được từ việc vi phạm pháp luật đất đai sẽ bị Nhà nước tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.
– Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có mục đích là khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đai như trước khi vi phạm, khôi phục trật tự quản lý và sử dụng đất do hành vi vi phạm xâm hại, đồng thời, đảm bảo tính pháp chế trong thực thi pháp luật đất đai.