Việt kiều có được mua nhà ở Việt Nam không?

13/12/2022 | 09:20 33 lượt xem Lò Chum

Việt kiều có được mua nhà ở Việt Nam không

Thưa luật sư, mẹ tôi lấy bố tôi là người nước ngoài nên anh em chúng tôi cũng cùng bố tôi sang pháp định cư. Được một thời gian thì tôi có dự án muốn thực hiện tại Việt Nam nên muốn quay lại Việt Nam. Ở Việt Nam thì cũng có rất nhiều họ hàng nên tôi rất muốn ở lại Việt nam lâu dài cho nên rất muốn mua nhà ở tại Việt Nam. Tôi có một thắc mắc đó là Nếu như tôi về nước mua nhà ở tại Việt Nam thì có thủ tục pháp lý gì phức tạp không? Công việc của tôi thì phải đi đi lại lại giữa hai nước thì Việt kiều có được mua nhà ở Việt Nam không? Điều kiện để Việt kiểu để mua nhà ở theo quy định pháp luật của Việt Nam thì như thế nào? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Việt kiều có được mua nhà ở Việt Nam không? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

  • Luật đất đai năm 2013
  • Luật nhà ở  năm 2014;
  • Nghị định 99/2015/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở 2014
  • Thông tư 19/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Luật nhà ở và Nghị định 99/2015/NĐ-CP Hướng dẫn luật nhà ở

Việt Kiều là gì?

 Việt kiều là những công dân Việt Nam cư trú và sinh sống ở ngoài lãnh thổ nước Việt Nam.

Nhiều người thắc mắc rằng nếu như Việt kiều quay về nước sinh sống thì có được cấp chứng minh nhân dân hay không?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, những đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân, cụ thể như sau:

– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là công dân) có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân theo quy định của Nghị định này;

– Mỗi công dân chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng.

Như vậy, nếu Việt kiều cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại một địa phương nhất định thì và đủ 14 tuổi, thì có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu để làm chứng minh nhân dân.

Điều kiện Việt kiều được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

Theo đó, căn cứ Điều 7 Luật Nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một trong những đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Căn cứ Điều 8 Luật Nhà ở 2014, để được công nhận quyền sở hữu nhà ở thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức sau:

– Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản);

– Mua, nhận tặng cho nhà ở, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân;

– Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán đất nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định.

Ngoài ra, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định.

Theo đó, Khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ theo quy định sau:

– Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị sử dụng và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu đó.

– Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu đó và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định pháp luật Việt Nam.

Đặc biệt lưu ý, đối với cá nhân người nước ngoài có giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn một đối tượng áp dụng là cá nhân nước ngoài hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài để xác định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Việt kiều có được mua nhà ở Việt Nam không?

Việt kiều có được mua nhà ở Việt Nam không
Việt kiều có được mua nhà ở Việt Nam không

Phải khẳng định rằng, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ có những Việt Kiều được mua nhà ở vĩnh viễn, cũng có một số trường hợp chính sách mua nhà sẽ được áp dụng như đối với người nước ngoài. Đối với những trường hợp như vậy thì cá nhân nước ngoài sẽ chỉ được quyền mua nhà đất tại Việt Nam có thời gian sử dụng trong 50 năm theo quy định tại Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP mà thôi:

Điều 7. Thời hạn sở hữu nhà ở:

3. Cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này.

Việt kiều có được mua nhà vĩnh viễn ở Việt nam không?

Mua nhà vĩnh viễn ở đây được hiểu rằng việc mua nhà, căn hộ được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (sổ hồng) với thời gian sử dụng: lâu dài. Như đã đề cập phía trên thì phải khẳng định rằng trong một số trường hợp nhất định, Việt Kiều vẫn có thể sở hữu nhà vĩnh viễn như công dân Việt Nam thông thường.

Trước ngày 10/12/2015 thì việc mua nhà ở đối với Việt Kiều bị hạn chế rất nhiều, khi đó sẽ bị áp dụng chính sách tương tự việc mua nhà của người nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, rất nhiều người đã phải mua nhà trực tiếp với chủ đầu tư hoặc người nước ngoài khác trong những dự án nhà ở có chính sách bán cho người nước ngoài mà không được tự do mua bán như công dân Việt Nam thông thường.

Sau ngày 10/12/2015 thì nghị định 99/2015/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực và đã đa dạng hóa hơn các hình thức mua nhà đối với Việt Kiều, theo đó khi chứng minh được nguồn gốc Việt Nam của mình có thể mua nhà tương tự với chính sách của người ở tại Việt Nam. Quy định này được cụ thể hóa tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP:

Điều 5. Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở:
1. Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì phải có giấy tờ xác định nhân thân đối tượng theo quy định về cấp Giấy chứng nhận của pháp luật đất đai.
2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:
a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Vấn đề then chốt  của việc mua nhà ở vĩnh viễn tại Việt Nam đó là có quốc tịch Việt Nam hoặc có giấy xác nhận là người gốc Việt do cơ quan quản lý cấp (Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp..)

Trường hợp Việt kiều mua nhà vĩnh viễn tại Việt Nam.

Nếu Việt Kiều không chứng minh hoặc không có giấy xác nhận nguồn gốc người Việt Nam thì sẽ không thể được áp dụng chính sách mua nhà như đối với những người Việt Nam sở tại. Khi đó chính sách sẽ áp dụng như đối với người nước ngoài không quốc tịch Việt Nam và bị hạn chế về quyền mua bán đi rất nhiều. Sự hạn chế có thể là thời gian sở hữu chỉ 50 năm, không được tự do mua nhà tại những khu vực mong muốn mà phải theo dự án có chỉ tiêu bán cho người nước ngoài … Vì lẽ đó nên nhiều người đã phải nhờ người thân đứng tên ngôi nhà để hợp pháp hóa nhưng điều này dẫn đến nhiều tranh chấp về sau.

Đây là cách lách luật phổ biến của Việt Kiều khi không thể đăng ký sử dụng đất sau khi mua thì sẽ nhờ người thân đứng tên hộ. Việc nhờ người khác đứng tên hộ là một giao dịch dân sự mà chưa có hành lang pháp lý, về cơ bản người đứng tên hộ sẽ được nhà nước công nhận về quyền sở hữu và sẽ là chủ của mảnh đất. Tất nhiên việc đứng tên hộ như vậy sẽ phát sinh nhiều rủi ro về tranh chấp tài sản vì vậy cần có sự cố vấn từ phía Luật sư để tránh mất trắng đất đai.

Để đảm bảo và được pháp luật Việt Nam bảo hộ, sử dụng quyền mua tài sản một cách đầy đủ thì nên thực hiện thủ tục để trở lại quốc tịch Việt Nam. Việc có một xác nhận gốc Việt sẽ là một căn cứ để thực hiện thủ tục dễ dàng hơn.

Người Việt Kiều có được quyền mua nhà ở Việt Nam không?

Theo quy định tại khoản 3 điều 3 Luật quốc tịch năm 2008: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

Như vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm 2 đối tượng: là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam), và là người có gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Vì vậy thực tế hiện nay chỉ còn quốc tịch Việt Nam (công dân Việt Nam) hay chị thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch Đức (người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài) thì theo quy định trên chị vẫn được coi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Do vậy, việc mua, sở hữu nhà tại Việt Nam của chị sẽ được áp dụng theo chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều 126 của Luật nhà ở và điều 121 Luật đất đai ngày 18/12/2009 quy định về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:

“1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

a) Người có quốc tịch Việt Nam

b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Tư vấn luật đất đai về “Việt kiều có được mua nhà ở Việt Nam không?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề như vấn đề pháp lý về download mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất theo quy định thì có thể tham khảo và liên hệ tới Tư vấn luật đất đai để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Liên hệ hotline: 0833.101.102

Câu hỏi thường gặp

Quy định cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở?


Khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở nếu có đủ điều kiện sau:
– Có giấy tờ chứng minh tạo lập nhà ở hợp pháp (tuân thủ điều kiện và hình thức) theo quy định Luật Nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản, pháp luật có liên quan.
– Có giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định.
Lưu ý: Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được thừa kế hoặc được tặng cho nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở nhưng có quyền bán hoặc tặng cho hoặc thống nhất phân chia theo quy định về các trường hợp không được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Việt kiều được mua đất tại Việt Nam không?


Căn cứ điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài  được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định như sau:
– Được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua đất) trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu chế xuất.
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở (mua đất ở) thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.

Việt kiều được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng?


Căn cứ khoản 2 Điều 186 Luật Đất đai 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ hồng, Sổ đỏ).
Điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định cách ghi thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi “Hộ chiếu số:…, nơi cấp:…, năm cấp:…”; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có);”.