Văn bản đồng ý cho thuê nhà của ngân hàng thế nào?

10/10/2022 | 21:22 1294 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay ngân hàng có được cho thuê nhà đang thế chấp hay không? Văn bản đồng ý cho thuê nhà của ngân hàng thế nào? Văn bản đồng ý cho thuê nhà của ngân hàng bao gồm những nội dung gì? Thủ tục thực hiện cho thuê nhà của ngân hàng như thế nào? Hiện nay thủ tục thế chấp nhà ở tại ngân hàng như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Luật sư tư vấn luật đất đai xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Quy định về việc thế chấp tài sản hiện nay như thế nào?

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Văn bản đồng ý cho thuê nhà của ngân hàng thế nào?
Văn bản đồng ý cho thuê nhà của ngân hàng thế nào?

Văn bản đồng ý cho thuê nhà của ngân hàng thế nào?

Văn bản đồng ý cho thuê nhà của ngân hàng

​Đây là quan hệ pháp luật về thế chấp và nhận thế chấp quyền sử dụng đất nói riêng và thế chấp tài sản nói chung. Các quy định về thế chấp, nhận thế chấp, quyền và nghĩa vụ của các bên quy định tại Điều 342, 349, 350, 351… Bộ luật Dân sự. Nội dung chi tiết của các điều luật bạn tham khảo phần dưới của bài viết.

Theo các quy định này cụ thể là Khoản 5, Điều 349 Bộ luật Dân sự thì Bên thế chấp “Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết”.

Trong trường hợp này của bạn thì phía ngân hàng – bên nhận thế chấp đã đồng ý cho bạn được cho người khác thuê một phần mặt bằng – thuộc quyền sử dụng đã được thế chấp. Do vậy bạn được phép cho người khác thuê bạn nhé.

Chúc bạn mạnh khỏe và thành công! Dưới đây là nội dung chi tiết của một số điều luật liên quan tới sự việc của bạn, mời bạn tham khảo.

Điều 342. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 349. Quyền của bên thế chấp tài sản

Bên thế chấp tài sản có các quyền sau đây:

1. Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thoả thuận;

2. Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp;

3. Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.

4. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.

5. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết;

6. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Điều 350. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tài sản

Bên nhận thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

1. Trong trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về tài sản thế chấp thì khi chấm dứt thế chấp phải hoàn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp;

2. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm xoá đăng ký trong các trường hợp quy định tại các điều 355, 356 và 357 của Bộ luật này.

Điều 351. Quyền của bên nhận thế chấp tài sản

Bên nhận thế chấp tài sản có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 349 của Bộ luật này phải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp, nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó;

2. Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp;

3. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp;

4. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng;

5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

6. Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai;

7. Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định tại Điều 355 hoặc khoản 3 Điều 324 của Bộ luật này và được ưu tiên thanh toán.

Một số lưu ý cho người thuê khi thuê nhà đang thế chấp

Cũng như các loại nhà ở khác, người thuê nhà có thể thuê nhà đang thế chấp. Tuy nhiên, người thuê cần phải lưu ý một số điều sau để tránh khỏi những rủi ro, tranh chấp có thể xảy ra khi thuê nhà đang thế chấp tại ngân hàng:

Thứ nhất, xét về mặt pháp lý, hợp đồng thuê nhà thế chấp thực chất vẫn là hợp đồng thuê nhà ở. Bởi vậy, khi thuê nhà thế chấp ngân hàng người thuê nên giao kết hợp đồng bằng văn bản với bên cho thuê và đọc kỹ hợp đồng trước khi ký để tự bảo vệ quyền lợi của mình, nhất là trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.

Thứ hai, người thuê cũng cần lưu ý hợp đồng thuê nhà thế chấp ngân hàng không bắt buộc phải có công chứng nhưng để tránh rủi ro, các bên có thể công chứng hợp đồng thuê nhà tại Phòng công chứng Nhà nước hay Văn phòng công chứng nếu có thể.

Trong thời gian thuê nhà thế chấp ngân hàng, người thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với chủ nhà nếu có bất kỳ một hay tất cả các điều kiện sau: không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng; tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá mà không báo trước theo thỏa thuận; quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.

Trong trường hợp người thuê nhà muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với chủ nhà, người thuê phải báo trước cho chủ nhà ít nhất 30 ngày, trừ khi có thỏa thuận khác từ trước.

Theo đó, chủ nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi người thuê nhà có các hành vi sau: tự ý cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê; sử dụng nhà ở không đúng mục đích; không trả tiền nhà từ 03 tháng mà không lý do chính đáng; làm mất trật tự, vệ sinh môi trường xung quanh… Và cũng như người thuê, chủ nhà cho thuê nhà thế chấp ngân hàng khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng phải báo trước cho người thuê ít nhất 30 ngày, trừ khi có thỏa thuận khác từ trước.

Bởi vậy, trong khi làm hợp đồng thuê nhà thế chấp ngân hàng, cả bên cho thuê cũng như bên thuê phải làm rõ các điều khoản trách nhiệm, thanh toán của các bên khi có phát sinh. Tương tự, phải có điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên về đơn phương chấm dứt hợp đồng; xem xét và yêu cầu những giấy tờ kèm theo trước khi ký hợp đồng như bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Bản sao chứng thực hợp đồng vay tài sản của người cho thuê với ngân hàng. Bản sao chứng thực hợp đồng bảo đảm, bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân của bên cho thuê.

Nhà đang thế chấp ngân hàng có được cho thuê?

Để trả lời câu hỏi liệu nhà đang thế chấp ngân hàng có được cho thuê hay không? Chúng ta cần biết vậy thế chấp là gì ? Bên thế chấp có những quyền gì đối với tài sản thế chấp ?

Theo quy định tại điều 317 Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa về thế chấp tài sản như sau:

Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

Theo định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu đơn giản thế chấp tài sản việc một người đem tài sản của mình ra để đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ nào đó. Theo đó bên thế chấp vẫn có quyền sử dụng; quản lý tài sản đã thế chấp trong thời gian thế chấp.

Trên thực tế trong những trường hợp thế chấp tài sản là nhà; thì bên thế chấp vẫn có quyền sử dụng và quản lý trong thời gian này. Cũng theo quy định tại điều 146 Luật nhà ở 2014 thì” tài sản đang cho thuê thì chủ sở hữu vẫn có quyền thế chấp căn nhà đó và phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà biết trước về việc thế chấp. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở.”

Ngược lại, nếu tài sản đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng thì bên thế chấp có thể cho người thứ 3 thuê nhà theo quy định tại khoản 6 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 nếu:

+ Thông báo cho bên thuê về tình trạng căn nhà đang được thế chấp

+ Thông báo cho bên nhận thế chấp biết về việc bên thế chấp cho thuê căn nhà đang thế chấp.

Văn bản đồng ý cho thuê nhà của ngân hàng thế nào?
Văn bản đồng ý cho thuê nhà của ngân hàng thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Văn bản đồng ý cho thuê nhà của ngân hàng thế nào?” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Mức bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai,hợp đồng thỏa thuận mua bán nhà đất, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, tra cứu quy hoạch đất, chia nhà đất sau ly hôn; làm sổ đỏ trên đất người khác…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Nội dung chính của hợp đồng thuê nhà bao gồm những nội dung gì?

Hợp đồng thuê nhà làm địa điểm kinh doanh sẽ cần đảm bảo các nội dung chính bao gồm:
Đối tượng của hợp đồng: Nhà cho thuê kinh doanh (tên địa chỉ cụ thể của nhà cho thuê)
Số lượng, chất lượng nhà cho thuê;
Giá, phương thức thanh toán;
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
Quyền, nghĩa vụ của bên thuê và bên cho thuê;
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
Phương thức giải quyết tranh chấp.

Chủ thể hợp đồng thuê nhà của ngân hàng cần đáp ứng điều kiện nào?

Chủ thể của hợp đồng thuê nhà kinh doanh cần đảm bảo là công dân trên 18 tuổi, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không mất năng lực hành vi dân sự.
Bên cho thuê nhà là pháp nhân, hộ gia đình thì hợp đồng phải được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp. Trong trường hợp người cho thuê không phải là người đại diện hợp pháp hợp đồng sẽ bị vô hiệu.

Giá thuê nhà được tính như thế nào?

Giá thuê nhà: do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác