Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?

28/07/2022 | 23:10 148 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, tôi nghe nói đối với các tranh chấp đất đai hiện nay khi khởi kiện ra Tòa án thì cần phải trải qua hòa giải. Như vậy có đúng không? Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không? tranh chấp đất đai hiện nay có bắt buộc hòa giải hay không? Luật quy định những trường hợp nào tranh chấp không cần hòa giải? Thủ tục hòa giải tại Tòa án diễn ra như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Trưởng thôn tổ trưởng tổ dân phố là ai?

Trước hết cần biết thôn, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn. Thôn, tổ dân phố là nơi để công dân thực hiện quyền dân chủ và các chủ trương của Đảng, Nhà nước. (Điều 2 Thông Tư 04)

Nói cách khác, hoạt động của thôn không hoàn toàn mang tính ràng buộc pháp lý, quyền uy điều hành, tuy nhiên mỗi tổ chức đều phải có người đứng đầu nên pháp luật quy định một số điều kiện để bầu ra trưởng thôn như:

– Tiêu chuẩn trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố: Phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao (Điều 11 Thông Tư 04)

– Quy trình bầu cử: Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ dự kiến các ứng cử viên, bầu cử tại cơ sở thông qua biểu quyết, quyết định công nhận trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố do Chủ tịch UBND cấp xã ký. (Điều 12 Thông Tư 04)

– Nhiệm kỳ của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là 2,5 năm hoặc 5 năm do UBND cấp tỉnh quy định (Khoản 9 Điều 1 Thông Tư 14).

Từ đó có thể thấy việc thành lập thôn, tổ dân phố và bầu ra người đứng đầu có sự công nhận của Nhà nước.

Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?

Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP quy định phạm vi hòa giải ở cơ sở như sau:

1. Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây:

a) Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);

b) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;

c) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn;

d) Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính;

đ) Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây:

Không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 164 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc đình chỉ vụ án theo quy định tại Khoản 1 Điều 169 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

e) Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương II Phần thứ năm của Luật xử lý vi phạm hành chính;

g) Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.

Bên cạnh đó, Điều 3 Luật Hòa giải cơ sở 2013 quy định phạm vi hòa giải ở cơ sở như sau:

 1. Việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:

a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải;

c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính;

d) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Tổ chức hòa giải, các bên vắng mặt lần 2 thì giải quyết như thế nào?

Tại Khoản 1 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 27 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Như vậy, nếu đến lần hòa giải thứ hai mà một trong hai bên tiếp tục vắng mặt thì được coi là hòa giải không thành. Khi đó, bên còn lại có quyền thực hiện tiếp các thủ tục đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan có thẩm quyền.

Phân biệt hòa giải cơ sở và hòa giải tiền tố tụng

Hòa giải tiền tố tụng được hiểu là trong trường hợp mà pháp luật quy định, các chủ thể trong mối quan hệ tranh chấp phải hòa giải thông qua cơ quan hòa giải. Sau khi có kết quả hòa giải, dù là hòa giải không thành, chủ thể mới được tiếp tục gửi đơn khởi kiện đến TAND có thẩm quyền. Có thể nói, hòa giải tiền tố tụng là thủ tục bắt buộc, một trong những điều kiện thụ lý theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hòa giải tiền tố tụng gồm có hai hình thức là hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại UBND xã, (phường, thị trấn) và hòa giải tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền.

Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Phạm vi của hòa giải bao gồm những loại tranh chấp nào?

Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác); tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất; tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình…

Hòa giải thí điểm tại Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án được quy định ra sao?

Xét về phạm vi, Hòa giải viên tại Trung tâm có quyền hòa giải tất cả các tranh chấp dân sự  theo nghĩa rộng: dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động và việc thuận tình ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ những vụ việc pháp luật quy định không được hòa giải hoặc hòa giải không được.

Hòa giải theo thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án thế nào?

Xét về phạm vi, Thẩm phán có quyền hòa giải tất cả các tranh chấp dân sự theo nghĩa rộng: dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động và việc thuận tình ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ những vụ việc pháp luật quy định không được hòa giải hoặc hòa giải không được (Điều 206, 207), vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn. Tuy nhiên việc hòa giải này được tiến hành sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.