Căn cứ vào mục đích sử dụng và tính chất của từng loại đất, pháp luật phân chia đất đai thành nhiều loại khác nhau, trong số đó có bao gồm đất rừng sản xuất. Đây là loại đất được người dân sử dụng để phục vụ hoạt động trồng trọt, canh tác nông lâm nghiệp kiếm thêm thu nhập. Khi muốn mua bán chuyển nhượng loại đất này thì người dân cần nắm rõ những quy định pháp luật liên quan để tiến hành nhanh chóng và chính xác. Vậy cụ thể, trình tự thủ tục mua bán đất rừng sản xuất hiện nay được thực hiện như thế nào? Lệ phí làm thủ tục mua bán đất rừng sản xuất là bao nhiêu? Hạn mức mua bán chuyển nhượng đất rừng sản xuất được quy định như thế nào? Tất cả những khúc mắc này sẽ được Tư vấn luật đất đai giải đáp thông qua bài viết sau đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Đất rừng sản xuất là loại đất gì?
Đất rừng sản xuất là đất được sử dụng để chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Theo quy định của pháp luật, đất rừng sản xuất thuộc loại đất nông nghiệp được quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 10 của Luật Đất đai 2013. Đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp nên cần tuân thủ các quy định sử dụng của loại đất này.
Rừng sản xuất được phân loại theo 2 đối tượng:
Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.
Đất rừng sản xuất có được mua bán chuyển nhượng không?
Thứ nhất, điều kiện chung về chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Trước hết, người sử dụng đất muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; Trong thời hạn sử dụng đất”
Thứ hai, hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất “ Đất rừng sản xuất là rừng trồng: Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi”
Thứ ba, đối tượng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất.
Pháp luật đất đai quy định hộ gia đình, cá nhân không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất cho tổ chức kinh tế nếu không thuộc trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản.
“Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.”
Theo quy định của pháp luật, thì người nhận chuyển nhượng phải có sộ hộ khẩu đối với khu vực rừng muốn chuyển nhượng (Khoản 1 Điều 192, Luật Đất đai)
Thứ tư, mục đích sử dụng đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất
Đối với người nhận chuyển nhượng đất rừng sản xuất cũng phải có mục đích sử dụng diện tích đất nhận chuyển nhượng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, theo quy định pháp luật đất đai, hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất thì phải đáp ứng các điều kiện trên.
Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất
Để chuyển nhượng quyền sử dụng đất là rừng sản xuất thì bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất Đai thì hợp đồng phải được công chứng, chứng thực tại Phòng công chứng hoặc UBND cấp xã hoặc Văn phòng công chứng.
Hồ sơ công chứng chuyển nhượng đất rừng sản xuất gồm:
- Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Bản chính Chứng minh nhân dân của bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Bản chính Sổ hộ khẩu hoặc Giấy xác nhận cư trú của công an nhân dân xã phường cấp cho hai bên;
- Bản chính giấy chính minh tình trạng hôn nhân, ví dụ như giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng.
Bước 2: Thực hiện thủ tục chuyển nhượng tại Văn phòng đăng ký đất đai
Sau khi có hợp đồng chuyển nhượng thì bên bán sẽ trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn để thực hiện thủ tục sang tên. Hồ sơ đăng ký sang tên nộp tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai:
- Bản chính hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất;
- Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;
- Trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thì cần cung cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã.
Khi bạn đã nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện các công việc sau:
- Trích lục bản đồ địa chính hoặc tiến hành kiểm tra bản trích địa chính do người sử dụng đất nộp
- Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa nếu cần thiết
- Cập nhật thông tin thửa đất đăng ký trong hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Người sử dụng đất đến nơi tiếp nhận hồ sơ để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất trong vòng 30 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.
Lệ phí làm thủ tục mua bán đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng sản xuất cấp cho người sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật. Người sử dụng đất rừng sản xuất muốn được cấp sổ xanh (sổ đỏ) thì cần phải đảm bảo các điều kiện theo quy định, làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất và đóng các khoản phí và lệ phí:
- Lệ phí địa chính: Theo từng địa phương phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội
- Tiền sử dụng đất: Tùy trường hợp sẽ xem xét mức nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định 45/2014/NĐ-CP.
- Lệ phí trước bạ: Mức thu lệ phí trước bạ bằng giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ do UBND cấp tỉnh ban hành (đồng) nhân với mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (đối với nhà, đất là 0.5%).
- Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính: Không quá 1.500 đồng/m².
- Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: Không quá 7.500.000 đồng/hồ sơ.
Lưu ý, hiện nay, pháp luật đất đai có quy định cụ thể về các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ; thuế thu nhập cá nhân hoặc giảm thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể:
Trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ gồm:
- Nhà đất đã được cấp Giấy chứng nhận chung cho hộ gia đình, khi phân chia nhà đất cho những người trong hộ gia đình; Chuyển giao tài sản cho vợ, chồng, con cái, cha mẹ;
- Nhà đất được đền bù, kể cả nhà đất được mua bằng tiền đền bù.
Trường hợp không phải nộp thuế thu nhập cá nhân gồm:
- Chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
- Chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
- Nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
Trường hợp giảm thuế thu nhập cá nhân gồm:
Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
Như vậy, Lệ phí làm thủ tục mua bán đất rừng sản xuất bao gồm các khoản nêu trên.
Hạn mức mua bán chuyển nhượng đất rừng sản xuất
Ngoài các điều kiện nêu trên còn cần đáp ứng điều kiện về hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất. Theo đó, đối với ssất rừng sản xuất là rừng trồng hạn mức chuyển nhượng như sau:
- Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
- Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2013 còn quy định hộ gia đình, cá nhân không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất cho tổ chức kinh tế nếu không thuộc trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 192 Luật Đất đai 2013: Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.”
Như vậy, người nhận chuyển nhượng phải có hộ khẩu tại khu vực rừng muốn chuyển nhượng.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tiền bồi thường thu hồi đất. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, khi người sử dụng đất chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (gồm có đất ở) phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (đối với hộ gia đình, cá nhân thì Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện nơi có đất có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất).
Như vậy, nếu đủ điều kiện, bạn có thể chuyển từ đất rừng sản xuất lên đất thổ cư (đất ở).
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013 thì đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Việc canh tác nông nghiệp trồng rau trên đất là được phép nhưng phải đảm bảo phát triển rừng đan xen, tận dụng khoảng trống đất để canh tác nông nghiệp trồng rau dưới tán rừng.
Theo Khoản 1, Điều 170 của Luật đất đai 2013, sử dụng đất lâm nghiệp phải đúng mục đích là đúng quy định. Vì vậy, xây nhà trên đất lâm nghiệp được xem là trái pháp luật. Những cá nhân, tổ chức nào cố tình xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định. Nếu muốn xây dựng nhà trên đất lâm nghiệp phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, và phải có sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.