Thông tư hướng dẫn bồi thường, giải phóng mặt bằng hiện hành năm 2023

21/03/2023 | 13:58 327 lượt xem Trang Quỳnh

Xin chào Luật sư. Hiện nay trên địa phương tôi sinh sống muốn mở lộ nên thực hiện việc giải phóng mặt bằng, mà gia đình tôi đang kinh doanh làm ăn buôn bán rất đắt khách nên việc giải phóng mặt bằng như vậy sẽ khiến gia đình tôi cần chuyển đi nơi khác sinh sống, bởi việc mở lộ này khá rộng. Tôi muốn hỏi về vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng hiện nay sẽ được thực hiện như thế nào? Tôi muốn tìm hiểu về thông tư hướng dẫn bồi thường, giải phóng mặt bằng hiện hành quy định những nội dung gì? Với mong muốn được đền bù tương đối với tổn thất của gia đình tôi. Mong được Luật sư tư vấn, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến tư vấn đất đai, tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên. Hi vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Phạm vi điều chỉnh của thông tư

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (bao gồm cả kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, cưỡng chế kiểm đếm) theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Các khoản kinh phí sau đây được điều chỉnh tại các pháp luật khác có liên quan; không thuộc kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này:

a) Kinh phí để định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được bố trí từ ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất, được lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

b) Kinh phí để xác định hoặc thuê tổ chức thẩm định giá xác định giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, giá trị còn lại của tài sản và kinh phí thẩm định giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, giá trị còn lại của tài sản theo quy định tại Thông tư số 80/2017/TT-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được tổng hợp trong dự toán ngân sách giao cho cơ quan tài chính (của cấp có thẩm quyền thu hồi đất), được sử dụng và thanh, quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

c) Kinh phí để chi lương, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp lương theo chế độ quy định đối với các cán bộ, công chức, viên chức được huy động từ các cơ quan, đơn vị của nhà nước để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo chế độ kiêm nhiệm do cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức đó chi trả.

d) Kinh phí lập, chỉnh lý bản đồ địa chính ở địa phương được bố trí từ ngân sách địa phương theo quy định tại Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường.

Đối tượng áp dụng của thông tư

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường).

2. Các đối tượng khác có liên quan tới việc lập, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Nội dung chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất

Điều 4. Nội dung chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất

1. Nội dung chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

Thông tư hướng dẫn bồi thường, giải phóng mặt bằng
Thông tư hướng dẫn bồi thường, giải phóng mặt bằng

a) Chi tuyên truyền các chính sách, chế độ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và tổ chức vận động các đối tượng liên quan thực hiện quyết định thu hồi đất.

b) Chi điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Đất đai năm 2013 gồm: Phát tờ khai, hướng dẫn người bị thiệt hại kê khai; trích đo địa chính thửa đất đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; đo đạc xác định diện tích thực tế các thửa đất nằm trong ranh giới khu đất thu hồi để thực hiện dự án (nếu có) của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm căn cứ thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp phải đo đạc lại; kiểm kê số lượng nhà, công trình, cây trồng, vật nuôi và tài sản khác bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; kiểm tra, đối chiếu giữa tờ khai với kết quả kiểm kê, xác định mức độ thiệt hại với từng đối tượng bị thu hồi đất cụ thể; tính toán giá trị thiệt hại về đất đai, nhà, công trình, cây trồng, vật nuôi và tài sản khác.

c) Chi lập, thẩm định, chấp thuận, phê duyệt, công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ khâu tính toán các chỉ tiêu, xác định mức bồi thường, hỗ trợ đến khâu phê duyệt phương án, thông báo công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

d) Chi tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

đ) Chi phục vụ việc hướng dẫn thực hiện, giải quyết những vướng mắc trong tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

e) Chi thuê nhà làm việc, thuê và mua sắm máy móc, thiết bị để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và cơ quan thẩm định.

g) Chi in ấn, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc (bưu chính, điện thoại), xăng xe.

h) Chi thuê nhân công thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có). Việc thuê nhân công do người đứng đầu Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường quyết định, quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ và chỉ được thực hiện khi Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường không có đủ nhân sự để thực hiện và không được thực hiện nhiệm vụ trùng lấp với nhân sự của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường.

i) Các nội dung chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

2. Nội dung chi tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất:

a) Chi thông báo, tuyên truyền vận động các đối tượng thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm, quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

b) Chi mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng chống cháy nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác phục vụ cho việc thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.

c) Chi phục vụ công tác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.

d) Chi phí niêm phong, phá, tháo dỡ, vận chuyển tài sản; di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan ra khỏi khu đất cưỡng chế, chi thuê địa điểm, nhân công, phương tiện bảo quản tài sản và các khoản chi phí thực tế hợp pháp khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện bảo quản tài sản khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản không thanh toán.

đ) Chi cho công tác quay phim, chụp ảnh phục vụ cho việc thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.

e) Chi phí bảo vệ, chống tái chiếm đất sau khi tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của thửa đất cưỡng chế thu hồi đến thời điểm hoàn thành việc giải phóng mặt bằng.

g) Các nội dung chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.

3. Chi tiền lương, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp lương theo chế độ quy định của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường liên quan đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất theo cơ chế tài chính áp dụng đối với tổ chức đó.

Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo tiền lương được xác định theo quy định hiện hành của pháp luật.

Tải xuống thông tư hướng dẫn bồi thường, giải phóng mặt bằng

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Thông tư hướng dẫn bồi thường, giải phóng mặt bằng ”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn mức giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất hiện nay. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Khung giá đất đền bù giải phóng mặt bằng hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ vào quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 114 Luật đất đai; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Bảng giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất sẽ do UBND tỉnh quy định phù hợp với tình hình kinh tế xã hội ở từng địa phương và quy hoạnh đã được phê duyệt

Cơ quan nào thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư?

Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

Việc bồi thường giải phóng mặt bằng cần tuân thủ nguyên tắc nào?

Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì nhà nước thu hồi phần đất nào thì sẽ tiến hành bồi thường phần đất đó. Trong trường hợp phần đất bị nhà nước thu hồi dẫn đến hệ quả lấn vào diện tích căn nhà mà gia đình đang sinh sống mà phải phá đi thì nhà nước sẽ tiến hành hỗ trợ việc tái định cư cho gia đình đó. 
Người sử dụng đất sẽ được nhà nước bồi thường nếu người sử dụng đất đáp ứng các điều kiện được bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng đồng.
Việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, trong trường hợp không có đất để bồi thường thì sẽ bồi thường bằng tiền theo giá đất của loại đất đó được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm thu hồi đất 
Việc bồi thường đất sẽ phải đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, kịp thời và công khai đúng quy định của pháp luật. 
Khi tiến hành thu hồi đất, Nhà nước sẽ có 02 khoản đền bù bao gồm bồi thường về đất và bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.