Thông tư 17/2014/TT-BTNMT có hiệu lực từ bao giờ?

03/08/2022 | 23:56 31 lượt xem Trà Ly

Thông tư 17/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn việc xác định ranh giới, diện tích và xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa. Để nắm rõ xác định ranh giới, diện tích và xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa. Hãy theo dõi và tải xuống Thông tư 17/2014/TT-BTNMT dưới bài viết này nhé.

Tình trang pháp lý

Số hiệu:17/2014/TT-BTNMTLoại văn bản:Thông tư
Nơi ban hành:Bộ Tài nguyên và Môi trườngNgười ký:Nguyễn Mạnh Hiển
Ngày ban hành:21/04/2014Ngày hiệu lực:01/07/2014
Ngày công báo:26/05/2014Số công báo:Từ số 529 đến số 530
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung nổi bật

7 cơ sở xác định ranh giới đất trồng lúa

Ngày 21/04/2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 17/2014/TT-BTNMT hướng dẫn việc xác định ranh giới, diện tích và xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa, trong đó đáng chú ý là quy định về cơ sở để xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa.

Theo đó, cơ sở để xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt gồm: Hồ sơ địa chính; Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Báo cáo thuyết minh quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã và huyện (trường hợp có cả báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã); Chỉ tiêu diện tích đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên trực tiếp phân bổ trong kỳ quy hoạch; Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch xây dựng nông thôn mới (nếu có); Báo cáo thuyết minh và bản đồ phân hạng đất trồng lúa (nếu có); Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất trồng lúa (nếu có). Trong đó, bản đồ nền phục vụ xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa là bản đồ nền để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã tỷ lệ 1:1.000 – 1:10.000.

Việc xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt được thực hiện trực tiếp tại xã, phường, thị trấn; được tổng hợp thành cơ sở dữ liệu đất trồng lúa của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cả nước. Đồng thời, phải đảm bảo phù hợp về vị trí và chỉ tiêu phân bổ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thông tư 17/2014/TT-BTNMT có hiệu lực từ bao giờ?
Thông tư 17/2014/TT-BTNMT có hiệu lực từ bao giờ?

Cơ sở để xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa

Theo đó, tại Điều 5 Thông tư 17/2014/TT-BTNMT quy định các cơ sở để xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt, gồm::

  • Hồ sơ địa chính;
  • Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
  • Báo cáo thuyết minh quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Trường hợp có báo cáo thuyết minh quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã thì sử dụng báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cấp xã và huyện;

  • Chỉ tiêu diện tích đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên trực tiếp phân bổ trong kỳ quy hoạch;
  • Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch xây dựng nông thôn mới (nếu có);
  • Báo cáo thuyết minh và bản đồ phân hạng đất trồng lúa (nếu có);
  • Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất trồng lúa (nếu có).

Bản đồ nền phục vụ xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa là bản đồ nền để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã tỷ lệ 1:1.000 – 1:10.000.

Đồng thời, việc xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa phải dựa trên nguyên tắc, yêu cầu sau:

– Việc xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt được thực hiện trực tiếp tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã); được tổng hợp thành cơ sở dữ liệu đất trồng lúa của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện), của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) và cả nước.

– Đảm bảo phù hợp về vị trí và chỉ tiêu phân bổ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014.

Tải xuống Thông tư 17/2014/TT-BTNMT

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thông tư 17/2014/TT-BTNMT”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa cần tuân thủ nguyên tắc gì?

Nguyên tắc xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa được quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2014/TT-BTNMT như sau:
Điều 4. Nguyên tắc, yêu cầu và thành phần tham gia xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa
1. Việc xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt được thực hiện trực tiếp tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã); được tổng hợp thành cơ sở dữ liệu đất trồng lúa của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện), của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) và cả nước.
2. Đảm bảo phù hợp về vị trí và chỉ tiêu phân bổ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Thành phần tham gia xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa gồm Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trách nhiệm xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa của UBND cấp xã như thế nào?

Theo đó, tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 17/2014/TT-BTNMT quy định về trình tự, nội dung và trách nhiệm xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm như sau:
– Tổ chức thu thập các thông tin, tài liệu được quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2014/TT-BTNMT.
– Trên cơ sở các thông tin, tài liệu đã được thu thập tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Thông tư 17/2014/TT-BTNMT, tiến hành khoanh vẽ sơ bộ lên bản đồ nền ranh giới các khu vực đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ, đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt.
– Xác định ranh giới ngoài thực địa thực hiện như sau:
+ Chỉnh lý, thống nhất ranh giới đất trồng lúa, đất trồng lúa cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt trên bản đồ và thực địa.
+ Xác định tọa độ tại các điểm chuyển hướng đường ranh giới khu vực đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt.
– Xác định và tổng hợp diện tích đất trồng lúa thực hiện như sau:
+ Xác định diện tích cho từng khu vực đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ, đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt được thực hiện bằng phương pháp cộng diện tích từ các thửa đất trên bản đồ địa chính hoặc bản đồ giải thửa.
+ Trên cơ sở kết quả xác định diện tích của các khu vực đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt, tiến hành tổng hợp diện tích đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt của xã, phường, thị trấn.
– Tổng hợp dữ liệu về ranh giới, diện tích đất trồng lúa thực hiện như sau: Chuẩn hóa, biên tập và hoàn chỉnh bản đồ xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa. Bản đồ cần thể hiện ranh giới và tọa độ các điểm chuyển hướng đường ranh giới khu vực đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt.