Quy định về hành lang đường nông thôn năm 2023

29/12/2022 | 09:05 141 lượt xem Thanh Loan

Vi phạm trật tự an toàn giao thông ở nước ta một phần do người dân cố tình vi phạm và thiếu hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông. Trong đó, có các lỗi vi phạm lề đường tối thiểu và vi phạm hành lang an toàn giao thông. Đây là một vi phạm phổ biến bởi vì mọi người vốn dĩ không hiểu đầy đủ các khái niệm và quy định liên quan đến những lỗi này. Đặc biệt là ở khu vực nông thông quản lý giao thông chư được chặt chẽ dẫn đến việc tuân thủ hành lang an toàn giao thông chưa đúng quy định. Bài viết dưới đây Tư vấn luật đất đai sẽ cung cấp cho bạn đọc quy định về hành lang đường nông thôn năm 2023.

Khái niệm hành lang giao thông là gì?

Định nghĩa về hành lang giao thông là gì được hiểu là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.

Theo đó, hành lang giao thông là một bộ phận của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Tách với phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Nghiêm cấm các hành vi chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang giao thông đường bộ.

Hành lang giao thông cũng là phạm vi đất dành cho đường bộ. Trong phạm vi đó, có thể được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. 

Đường nông thôn có cần hành lang an toàn không?

Căn cứ quy định Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 3/9/2013 của Chính phủ quy định giới hạn hành lang an toàn đường bộ như sau:

1. Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:

a) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;

b) 13 mét đối với đường cấp III;

c) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;

d) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V”.

Theo TCVN 10380:2014 đường giao thông nông thôn cấp C có cấp thấp hơn cấp V; hành lang an toàn đường bộ của đường giao thông nông thôn cấp C được áp dụng theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Quy định về hành lang đường nông thôn năm 2023
Quy định về hành lang đường nông thôn năm 2023

Quy định về hành lang đường nông thôn năm 2023

Căn cứ theo khoản 5 điều 3 Luật Giao Thông đường bộ 2008 quy định về hành lang an toàn đường bộ như sau: Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.Trong đó đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

Nghĩa là, hành lang an toàn là phạm vi tính từ đất của đường bộ trở ra hai bên, phạm vi của hành lang an toàn được quy định tại Nghị định 100/2013/NĐ-CP như sau:

“Điều 15. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ

Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quy định như sau:

1. Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:

a) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;

b) 13 mét đối với đường cấp III;

c) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;

d) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.

2. Đối với đường đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Đối với đường cao tốc ngoài đô thị:

a) 17 mét, tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên;

b) 20 mét, tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm;

c) Trường hợp đường cao tốc có đường bên, căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bên để xác định hành lang an toàn theo Khoản 1 Điều này nhưng không được nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này.

4. Đối với đường cao tốc trong đô thị:

a) Không nhỏ hơn 10 mét tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với hầm và cầu cạn;

b) Là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hầm và cầu cạn có đường bên và đường cao tốc có đường bên;

c) Từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ, nhưng không nhỏ hơn 10 mét đối với đường cao tốc không có đường bên.

5. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ.

Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.

6. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.

Hành lang an toàn giao thông đường bộ được giới hạn trong điều 43 của luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định chi tiết như sau:

Phần đất dành cho đường bộ bao gồm phần đất đường bộ và phần đất hành lang an toàn giao thông đường bộ. Bất kỳ các công trình nào khác ngoài các công trình được cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép xây dựng phục vụ việc quản lý, khai thác tuyến đường cũng như các công trình đảm bảo an ninh quốc phòng, công trình thuộc viễn thông, điện lực thuộc sở điện lực, đường ống cấp và thoát nước, đường ống dẫn khí, xăng, dầu…đều không được phép xây dựng trong phạm vi hành lang an toàn giao thông

Theo quy định, đất thuộc hành lang an toàn đường bộ được sử dụng làm đất nông nghiệp để quảng cáo nhưng phải đảm bảo không gây cản trở, ảnh hưởng đến tình hình giao thông trên đoạn đường liên quan. Chủ đầu tư đứng tên và chủ đầu tư đứng tên phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Đất hành lang thuộc quyền sử dụng của con người và được pháp luật công nhận vẫn được phép sử dụng nhưng phải đảm bảo an toàn giao thông

Chủ sở hữu công trình hoặc người được ủy quyền sử dụng đất phải thực hiện các biện pháp khắc phục nếu làm ảnh hưởng đến công trình giao thông. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì nhà nước sẽ tịch thu đất và bồi thường theo quy định của pháp luật. Chính phủ Việt Nam đã ban hành các quy định cụ thể, chi tiết về phạm vi đất dành cho giao thông đường bộ và việc thực hiện các công trình xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định này, hành lang giao thông, đưa vào khai thác giá trị sử dụng đất của hành lang an toàn đường bộ.

Trừ trường hợp được pháp luật công nhận hoặc cho phép, không cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng diện tích đất hành lang an toàn đường bộ. Việc các cá nhân, cộng đồng có quyền sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ là tạm thời và họ có quyền tiếp tục sử dụng nếu pháp luật cho phép và công nhận.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Quy định về hành lang đường nông thôn năm 2023“ đã được Tư vấn Luật Đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Mức bồi thường thu hồi đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline:  0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Có được xây nhà trên đất thuộc hành lang đường nông thôn hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:“Điều 43. Phạm vi đất dành cho đường bộ
Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.
Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.
Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.

Phải cách hành lang đường dây điện 220kV bao nhiêu mét khi tiến hành xây nhà?

Tại Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định điều kiện để nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV, như sau:
Nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy.
2. Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận của đường dây.
3. Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định
Muốn tiến hành xây dựng nhà ở trong khu vực hành lang đường dây điện 220kV thì khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở mà bạn xây dựng đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn 6,0 mét.