Nhà ở thương mại có những loại nào?

27/12/2022 | 14:51 14 lượt xem SEO Tài

Nhà ở thương mại đang trở thành xu hướng cho sự lựa chọn về nơi sinh sống của rất nhiều người bởi những ưu điểm nổi bật về chất lượng, giá thành, môi trường sống của nó, đáp ứng nhu cầu của người dân. Hiểu được nhu cầu đó, ngày càng nhiều chủ đầu tư bỏ vốn đầu tư xây dựng các dự án nhà ở thương mại. Tuy nhiên, người dân không nắm rõ có những loại nhà ở thương mại nào hiện nay để lựa chọn. Cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại nhà ở thương mại qua bài viết bên dưới.

Nhà ở thương mại có những loại nào?

Theo khoản 4 Luật nhà ở năm 2014, nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.

Trên thực tế có rất nhiều loại nhà để ở hoặc làm văn phòng tùy thuộc vào mục đích sử dụng nhà của người có nhu cầu sử dụng nhà. Theo quy định tại Mục A.1 Phụ lục A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 12/2012/TT-BXD thì:

  • Nhà chung cư là nhà có từ 02 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp.
  • Nhà riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.
  • Nhà ở thương mại kết hợp là công trình được xây dựng với nhiều mục đích khác nhau. “Kết hợp” ở đây có nghĩa là không phải chỉ riêng, chỉ duy nhất một mục đích sử dụng, mà có thể xây dựng phức hợp nhiều mục đích khác như: nhà cao tầng, văn phòng kết hợp kinh doanh dịch vụ, văn phòng có nhân viên lưu trú hoặc sử dụng cho các loại hình kinh doanh khác như: trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, quán ăn nhanh…Tuỳ từng hình thức sử dụng mà nhà đầu tư phải có những thiết kế, xây dựng phù hợp được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, thực hiện theo pháp luật về xây dựng và các văn bản khác có liên quan.

Tiêu chuẩn diện tích nhà ở thương mại

Theo Điều 24 Luật nhà ở năm 2014 quy định các loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở thương mại như sau:

  • Loại nhà ở, tiêu chuẩn diện tích của từng loại nhà ở thương mại do chủ đầu tư dự án quyết định lựa chọn nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, kiến trúc nhà ở và nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Đối với căn hộ chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín, có diện tích sàn căn hộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.
  • Đối với nhà ở riêng lẻ thì phải xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng

Loại nhà ở, tiêu chuẩn diện tích của từng loại nhà ở thương mại do chủ đầu tư dự án quyết định lựa chọn. Tuy nhiên, việc lựa chọn phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, kiến trúc nhà ở; nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với căn hộ chung cư thì phải phù hợp với thiết kế, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín; có diện tích sàn căn hộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. Đối với nhà ở riêng lẻ  phải xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng; Xây dựng theo đúng thiết kế được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Nhà ở năm 2014 về loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở thương mại thì “Đối với căn hộ chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín, có diện tích sàn căn hộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng”. Về các căn hộ thuộc phần diện tích 20% sàn kinh doanh thương mại trong dự án phát triển nhà ở thương mại

Nhà ở thương mại có những loại nào?
Nhà ở thương mại có những loại nào?

Trường hợp phương án quy hoạch chi tiết của dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà không bố trí quỹ đất riêng để xây dựng công trình kinh doanh thương mại trong phạm vi dự án thì chủ đầu tư được phép dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở của dự án đó để bán, cho thuê, thuê mua theo giá kinh doanh thương mại, nhằm bù đắp chi phí đầu tư, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội và giảm kinh phí dịch vụ quản lý, vận hành nhà ở xã hội sau khi đầu tư (theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP). Các căn hộ thuộc phần diện tích kinh doanh thương mại này được xác định trên cơ sở quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về căn hộ chung cư thương mại và bảo đảm phù hợp phương án quy hoạch được phê duyệt.

Như vậy, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì việc xây dựng và phát triển nhà ở thương mại, nếu với căn hộ chung cư thì việc xây dựng đó phải được thiết kế khép kín, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín và có diện tích sàn căn hộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. Bên cạnh đó, theo như tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng thì nhà ở riêng lẻ thì phải xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng đã được ban hành về việc xây dựng nhà ở thương mại.

Điều kiện mua bán nhà ở thương mại 

Tùy thuộc nhà ở thương mại là nhà ở hình thành trong tương lai (nhà ở đang trong quá trình hoàn thành xây dựng nhưng được phép bán theo quy định pháp luật) hoặc nhà ở thương mại có sẵn (nhà ở đã hoàn thành xây dựng, được đưa vào sử dụng) mà điều kiện có sự khác biệt, cụ thể như sau:

Nhà ở thương mại có sẵn

– Đã được cấp giấy chứng nhận/sổ hồng/sổ đỏ theo quy định pháp luật;

– Tại thời điểm mua bán, nhà ở không thuộc diện đang có tranh chấp hoặc đang bị khiếu nại/khiếu kiện về quyền sở hữu;

– Tại thời điểm mua bán, nhà ở đang trong thời hạn sở hữu nếu đối tượng mua bán là nhà ở có thời hạn sở hữu;

– Tại thời điểm thực hiện giao dịch, nhà ở không thuộc diện bị kê biên để thi hành án hoặc không thuộc trường hợp bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền;

– Tại thời điểm thực hiện giao dịch mua bán, nhà ở không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất hoặc đã có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cấp có thẩm quyền;

Nhà ở thương mại hình thành trong tương lai

– Không bắt buộc phải có giấy chứng nhận nhưng phải có văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua do Sở xây dựng nơi có nhà ở thương mại cấp cho chủ đầu tư (theo quy định tại khoản 1 Điều 72 và điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP);

– Tại thời điểm thực hiện giao dịch mua bán, nhà ở không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất hoặc đã có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cấp có thẩm quyền;

Lưu ý:

+ Nếu mua nhà ở thương mại trực tiếp từ chủ đầu tư thì phải ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai với bên bán là chủ đầu tư.

+ Còn nếu mua lại từ người đã mua trực tiếp từ chủ đầu tư mà căn hộ chung cư này vẫn chưa được chủ đầu tư nộp hồ sơ xin cấp sổ hồng cho người mua tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì bạn phải ký văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư và phải được chủ đầu tư xác nhận về việc chuyển nhượng này;

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nhà ở thương mại có những loại nào?” .Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn Luật đất đai.com với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như: chuyển đất ao sang đất sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline:  0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đặc điểm của chung cư thương mại

Diện tích đa dạng: Do nhu cầu sử dụng khác nhau, nên để bán/cho thuê dễ dàng, các dự án nhà ở thương mại những năm gần đây được các chủ đầu tư xây dựng với diện tích đa dạng, phù hợp với nhiều gia đình với số lượng người khác nhau.
Tiện ích đồng bộ: Không chỉ cung cấp nơi ở, nhu cầu về tiện ích cũng ngày càng tăng cao, kéo theo đó là không gian sống của các khu chung cư cũng dần dần có đầy đủ các tiện ích từ mua sắm, thể thao, vui chơi,…
Vị trí thuận tiện: Do mô hình chung cư vừa tiết kiệm diện tích đất lại cung cấp chỗ ở hiện đại, tiện nghi lại có giá thành vừa phải, nên loại hình chung cư có cung rất cao. Thấy được cung cao, đặc biệt tại các thành phố lớn, nhiều chủ đầu tư đã xây dựng nhiều dự án ở những vị trí khác nhau. Ví dụ, ở Hà Nội, nếu công việc ở đâu, khách hàng mua chung cư sẽ có xu hướng mua ở hướng đó nhiều hơn để di chuyển thuận tiện.
Giá cả phải chăng: Một mức giá khác hoàn toàn so với nhà đất, nếu trước đây sở hữu một căn nhà riêng ở thành phố là một điều khó khăn, thì từ khi loại hình chung cư thương mại phát triển, cơ hỗi có nơi ở riêng đã trở nên dễ dàng hơn. Với căn 1-3 phòng ngủ, giá căn hộ sẽ có mức giá vừa phải để các gia đình trẻ, hoặc gia đình 3 thế hệ có thể sử dụng.

Đối tượng mua nhà ở thương mại

Nếu như đối tượng của nhà ở xã hội là những cán bộ công nhân viên chức nhà nước, người có công với cách mạng, hay những hộ gia đình có thu nhập thấp…. và những đối tượng này  lại cần phải đáp ứng rất nhiều những quy định riêng thì bất cứ ai cũng có thể mua nhà ở thương mại.

Điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại

– Là doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Có vốn ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để thực hiện đối với từng dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.
– Có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.