Nhà đang tranh chấp có được sửa chữa không?

20/06/2023 | 16:31 37 lượt xem Thủy Thanh

Câu hỏi: Chào luật sư, bố mẹ tôi có sinh được 2 người con là tôi và anh trai tôi, trước khi bố mẹ tôi mất thì có nói là giao căn nhà đang ở này cho tôi, tuy nhiên lại không lập di chúc và vẫn chưa kịp sang tên cho tôi. Từ ngày bố mẹ tôi mất thì tôi vẫn ở tại căn nhà mà bố mẹ tôi đã xây dựng trước đó. Năm ngoái thì anh trai tôi từ miền Nam về và bảo là con trưởng nên đã đòi lại căn nhà mà chúng tôi đang ở. Hai bên gia đình xảy ra tranh chấp và tôi có khởi kiện lên tòa án. Trong thời gian đợi tòa giải quyết thì anh trai tôi đã tự ý gọi thợ về sửa nhà mặc dù tôi đã can ngăn. Luật sư cho tôi hỏi là “Nhà đang tranh chấp có được sửa chữa không” ạ?. Mong luật sư giải đáp.

Vấn đề Nhà đang tranh chấp có được sửa chữa không đang là thắc mắc của nhiều người dân hiện nay, vậy thì câu trả lời được quy định như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Sửa chữa nhà ở có cần xin phép không?

Theo quy định về xây mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng, nhiều công trình xây dựng nhà ở phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công. Tuy nhiên tùy theo từng trường hợp cụ thể mà việc sửa chữa nhà có thể phải xin phép hoặc không.

Căn cứ theo điểm g, điểm h khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, khi sửa chữa, cải tạo nhà ở có 2 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, bao gồm:

Thứ nhất là công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình. 

Thứ hai là công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc. 

Như vậy, các trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở mà có các thay đổi như thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng; làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình, thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc thì đều bắt buộc phải có giấy phép xây dựng. 

Nhà đang tranh chấp có được sửa chữa không?

Thông thường chủ sở hữu muốn sửa chữa nhà thì cần phải có giấy phép xây dựng, và để được cơ quan có thẩm quyền cấp thì cần phải thỏa mãn các điều kiện luật định. Theo đó, điều kiện được cấp giấy phép xây dựng không đề cập đến vấn đề tranh chấp nhà hay không thì trên lý thuyết nhà đang tranh chấp vẫn có thể sửa chữa.

Tuy nhiên, trên thực tế ngôi nhà đang có tranh chấp, chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì chưa có căn cứ để xác định chủ sở hữu ngôi nhà cho nên cơ quan có thẩm quyền sẽ chưa thể cấp giấy phép xây dựng cho gia đình bạn. Do đó, bạn khó có thể thực hiện việc sửa chữa ngôi nhà. Ngoài ra, trong trường hợp nếu tranh chấp ngôi nhà đã được ra Tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thì nếu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với ngôi nhà cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp thì ngôi nhà sẽ không được sửa chữa cho đến khi Tòa án giải quyết xong vụ tranh chấp. 

Căn cứ theo quy định tại Điều 122 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về việc cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp như sau:

“Điều 122. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp

Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó”

Theo quy định trên,việc bạn có hành vi tháo gỡ sửa chữa nhà cửa mà căn nhà đó đang trong tình trạng tranh chấp được xem là hành vi thay đổi hiện trạng của tài sản đang tranh chấp, do đó, hành vi này là không đúng theo quy định của pháp luật. Vì vậy, khi bạn có hành vi sửa chữa, tháo gỡ nhà cửa là thay đổi hiện trạng tài sản của tòa án, người đang tranh chấ với bạn có thể yêu cầu tòa án sử dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 mà cụ thể là biện pháp “Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp”.

” Điều 114. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.

6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.

7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.

10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.

11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

12. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.

13. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.

14. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.

15. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.

16. Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.

17. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định”

Do đó, trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai đang có nhà ở trên đó mà tòa án có căn cứ cho thấy bạn có hành vi tháo bỏ hoặc sửa chữa nhà cửa làm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp thì tòa án sẽ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm ngăn hành vi này tiếp tục xảy ra khi người đang có tranh chấp với bạn có yêu cầu.

Nhà đang tranh chấp có được sửa chữa không

Quy trình xin giấy phép sửa nhà

Các loại công việc sửa chữa nhà khác nhau có yêu cầu khác nhau về giấy phép. Nếu bạn chỉ thực hiện các công việc nhỏ như sơn tường, thay đổi cửa, cửa sổ, bạn có thể không cần xin giấy phép. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thực hiện các công việc lớn hơn như thay đổi kết cấu ngôi nhà, bạn sẽ cần xin giấy phép xây dựng.

Quy trình xin giấy phép sửa nhà được quy định như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Theo quy định tại Điều 96 Luật xây dựng 2014 được hướng dẫn bởi Điều 12 Thông tư 15/2016/TT-BXD thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng trong trường hợp sửa nhà như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở, theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật hoặc bản sao giấy phép xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng Mục công trình sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
  • Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ sở xây dựng của quận nơi bạn sinh sống.

Khi nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng sẽ kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định:

Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì viết biên nhận, ghi rõ ngày hẹn trả kết quả cho người nộp.

Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3:Thụ lý, giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng (thời hạn giải quyết tối đa 20 ngày làm việc).

Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng theo quy định thì phải có văn bản hướng dẫn đầy đủ, một lần cho chủ đầu tư biết để thực hiện.

Bước 4: Nhận kết quả (Giấy phép xây dựng hoặc văn bản hướng dẫn) tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Nhà đang tranh chấp có được sửa chữa không” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan như là bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu?

Từ quy định trên có thể thấy, các công trình sửa nhà (ngoài hai trường hợp được miễn) đều phải xin giấy phép xây dựng.
Căn cứ theo khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022 về vi phạm quy định về trật tự xây dựng quy định về mức xử phạt đối với hành vi sửa nhà không xin giấy phép như sau:
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: Phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng.
– Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 120 – 140 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu công trình đã sửa chữa xong, có nghĩa hành vi vi phạm đã kết thúc sẽ buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. (điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
Nếu công trình vẫn đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo mức nêu trên còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định như sau:
Nếu thuộc trường hợp đủ điều kiện cấp phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng mà đang thi công thì:
– Người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.

Chi phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở

Xin giấy phép xây dựng là một thủ tục hành chính bắt buộc làm trước khi xây dựng, sửa chữa nhà ở. Khi xin giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà ở, ngoài việc nộp hồ sơ thì bạn cần nộp thêm lệ phí xin giấy phép xây dựng đối với nhà ở.
Lệ phí xin giấy phép xây dựng là bao nhiêu tùy thuộc vào mỗi tỉnh, thành khác nhau vì đây là khoản lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND cấp tỉnh. Vì vậy, ở mỗi tỉnh thành có mức thu phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở là khác nhau.
Như vậy, ngoài các trường hợp được miễn xin giấy phép xây dựng thì các công trình, nhà ở khác đều phải xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công đồng thời phải chịu khoản lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà ở.