Theo quy hoạch của pháp luật, kế hoạch bảo trì công trình xây dựng được thực hiện theo các quy định và quy trình quản lý được đề ra. Quá trình bảo trì công trình đảm bảo sự duy trì, nâng cao chất lượng và độ bền của công trình sau khi đã hoàn thành và đưa vào hoạt động. Quá trình bảo trì công trình xây dựng thường được thực hiện theo lịch trình được quy định trước. Đối với mỗi loại công trình, kế hoạch bảo trì có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm, quy mô và yêu cầu riêng của công trình đó. Các hoạt động bảo trì thường bao gồm kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng, vệ sinh, thay thế linh kiện, sửa chữa hỏng hóc và nâng cấp công nghệ khi cần thiết. Chi tiết quy định về quy trình bảo trì công trình xây dựng như thế nào? Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng soạn thảo ra sao? Hãy cùng tư vấn luật đất đai tìm hiểu tại nội dung sau:
Căn cứ pháp lý
Bảo trì công trình xây dựng là gì?
Bảo trì công trình xây dựng là quá trình thực hiện các công việc nhằm đảm bảo và duy trì hoạt động bình thường, kiểm tra an toàn của công trình, tuân thủ theo các quy định đã được thiết kế trong quá trình khai thác và sử dụng. Phạm vi của bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một số hoặc toàn bộ các hoạt động sau đây: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình. Tuy nhiên, nó không bao gồm các hoạt động có liên quan đến việc thay đổi công năng hoặc quy mô của công trình.
Việc bảo trì công trình xây dựng được quy định cụ thể tại Điều 126 Luật Xây dựng năm 2014.
“1. Yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:
a) Công trình, hạng mục công trình xây dựng khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được bảo trì;
b) Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng; phải phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình;
c) Việc bảo trì công trình phải bảo đảm an toàn đối với công trình, người và tài sản.
2. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng, máy, thiết bị công trình.
3. Việc bảo trì công trình xây dựng, thiết bị công trình phải được thực hiện theo kế hoạch bảo trì và quy trình bảo trì được phê duyệt.”
Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng như thế nào?
Quá trình bảo trì công trình xây dựng được tiến hành theo lịch trình và kế hoạch đã được thiết lập trước. Các hoạt động kiểm tra sẽ được thực hiện định kỳ để xác định tình trạng và hiệu suất của các thành phần và hệ thống của công trình. Qua quá trình này, việc quan trắc và kiểm định chất lượng sẽ đảm bảo rằng công trình đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật đã được đề ra. Đồng thời, các hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa sẽ được tiến hành để giữ gìn và khắc phục các hư hỏng, đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn của công trình.
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng quy định về tình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng cụ thể như sau:
“Điều 30. Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng
1. Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng.
2. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng.
3. Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì.
4. Đánh giá an toàn công trình.
5. Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.”
Quy trình bảo trì công trình xây dựng như thế nào?
Bảo trì công trình xây dựng là một phần quan trọng trong việc duy trì và tối ưu hóa hiệu suất của công trình. Qua việc thực hiện đúng các hoạt động bảo trì, người quản lý công trình và chủ sở hữu có thể đảm bảo rằng công trình sẽ hoạt động hiệu quả và an toàn trong suốt quá trình sử dụng. Vậy quy định về quy trình bảo trì công trình xây dựng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng quy định về quy trình bảo trì công trình xây dựng cụ thể như sau:
1. Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
a) Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình;
b) Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;
c) Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình;
d) Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;
đ) Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;
e) Quy định thời gian sử dụng của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình;
g) Quy định về nội dung, phương pháp và thời điểm đánh giá lần đầu, tần suất đánh giá đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật có liên quan;
h) Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;
i) Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;
k) Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng và việc cập nhật thông tin vào hồ sơ bảo trì công trình xây dựng;
l) Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
2. Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng:
a) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cùng với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;
b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;
c) Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình bảo trì cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn;
d) Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 126 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 47 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt.
3. Đối với các công trình xây dựng đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng, có thể tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng làm cơ sở để lập quy trình bảo trì công trình xây dựng nếu cần thiết. Trong quy trình bảo trì phải xác định rõ thời gian sử dụng còn lại của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình.
4. Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình cấp III trở xuống, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng của các công trình này vẫn phải thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo các quy định về bảo trì công trình xây dựng của Nghị định này.
5. Trường hợp có tiêu chuẩn về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình bảo trì riêng.
6. Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng:
a) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình được quyền điều chỉnh quy trình bảo trì khi phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng công trình và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
b) Nhà thầu lập quy trình bảo trì có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi những nội dung bất hợp lý trong quy trình bảo trì nếu do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh quy trình bảo trì không hợp lý của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình;
c) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có quyền thuê nhà thầu khác có đủ điều kiện năng lực thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi quy trình bảo trì trong trường hợp nhà thầu lập quy trình bảo trì ban đầu không thực hiện các việc này. Nhà thầu thực hiện sửa đổi, bổ sung quy trình bảo trì công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện;
d) Đối với công trình sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì để thực hiện bảo trì, khi tiêu chuẩn này được sửa đổi hoặc thay thế thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện bảo trì theo nội dung đã được sửa đổi;
đ) Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm phê duyệt những nội dung điều chỉnh của quy trình bảo trì, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới năm 2023
Hướng dẫn mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng
Cột số 2 – ghi tên hạng mục công việc;
Cột số 3 – ghi rõ đơn vị của từng hạng mục công việc;
Cột số 4 – ghi rõ khối lượng từng hạng mục công việc;
Cột số 5 – ghi rõ kinh phí từng hạng mục công việc;
Cột số 6 – ghi rõ thời gian thi công từng hạng mục công việc;
Cột số 7 – Mức độ ưu tiên: Ghi mức độ ưu tiên 1 (rất cần thiết); 2 (cần thiết).
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về chia nhà đất sau ly hôn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
Câu hỏi thường gặp:
Kế hoạch bảo trì công trình đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải có các thông tin: danh mục, hạng mục công trình; khối lượng chủ yếu, kinh phí thực hiện; quy mô và giải pháp kỹ thuật sửa chữa, bảo trì; thời gian, phương thức thực hiện và mức độ ưu tiên. Kế hoạch bảo trì công trình đường bộ được lập theo Biểu mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 174/2021/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng quy định về nội dung bảo trì công trình xây dựng cụ thể như sau:
1. Nội dung bảo trì công trình xây dựng, bao gồm:
a) Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng;
b) Quy trình bảo trì công trình xây dựng;
c) Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng;
d) Thực hiện bảo trì công trình xây dựng;
đ) Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng;
e) Chi phí bảo trì công trình xây dựng.
2. Nội dung tại các điểm a, b, c, d, đ và e k
Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 126 Luật Xây dựng 2014. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt;