Mẫu hợp đồng mua bán đường đi mới 2023

20/07/2023 | 16:19 34 lượt xem Hương Giang

Tại các đô thị lớn, việc dân cư đông đúc khiến cho các nhà ở liên tục được xây dựng sát vách nhau kéo theo tình trạng nhà ở không có lối đi lưu thông ra bên ngoài rất phổ biến, đặc biệt là những ngôi nhà tại các căn hẻm nhỏ. Khi đó, các hộ gia đình có thể thỏa thuận mua bán đường đi với nhà hàng xóm để có lối đi ra bên ngoài. Vậy mẫu hợp đồng mua bán đường đi được soạn thảo thế nào? Quy định về nguyên tắc sử dụng lối đi chung hiện nay ra sao? Tư vấn luật đất đai sẽ cung cấp đến quý độc giả biểu mẫu này và hướng dẫn chi tiết cách viết cho quý độc giả nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định về nguyên tắc sử dụng lối đi chung hiện nay

Hiện nay chưa có bất kỳ quy định nào của pháp luật đưa ra khái niệm về lối đi chung. Hiểu nôm na, lối đi chung hay trên thực tế còn được gọi là ngõ đi chung; là phần diện tích đất chung được nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng để đi ra đường công cộng. Nói cách khác, đây là phần diện tích đất do nhiều người cùng sử dụng vào mục đích để lưu thông, đi lại từ thửa đất của mình ra các tuyến đường lớn; hoặc đường công cộng của Nhà nước.

Nguyên tắc quan trọng của việc sử dụng lối đi chung chính là sự thỏa thuận. Do đó, các chủ sở hữu có thể thỏa thuận với nhau về việc tạo dựng mốc giới: hàng rào, cây, xây tường…. Lúc này, các mốc giới sẽ thuộc sở hữu chung của tất cả các chủ sử dụng.

Ngoài ra, nếu các mốc giới ngăn cách các thửa đất do một bên tạo ra, được chủ sở hữu mảnh đất bên cạnh đồng ý thì mốc đó sẽ thuộc sở hữu chung; Còn nếu không được bên kia đồng ý vì lý do chính đáng thì người này phải dỡ bỏ.

Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

– Bảo đảm việc khai thác hợp với mục đích sử dụng đất

– Không được lạm dụng quyền đối với đất liền kề của người khác

– Không được ngăn cản hoặc khiến việc khai thác đất liền kề trở nên khó khăn

– Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách

– Bất cứ ai cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung

Mẫu hợp đồng mua bán đường đi

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VĂN BẢN THỎA THUẬN

(về việc sử dụng lối đi chung)

Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm ….., tại …………………….., chúng tôi gồm:

BÊN A:

Ông:…………………………………………..………, sinh năm:…………………………

Chứng minh nhân dân số:………………………………………………………………….

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………

Bà: ……………………………………………………, sinh năm: ……………………….

Chứng minh nhân dân số:… ………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú:… ……………………………………………………………………

BÊN B:

Ông:… ……………………………………………….., sinh năm:……………………….

Chứng minh nhân dân số:… ……………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú:… …………………………………………………………………..

Bà:… ……………………………………………., sinh năm:……………………………

Chứng minh nhân dân số: ………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú:… ……………………………………………………………………

Chúng tôi đã thỏa thuận và thống nhất cùng nhau lập Văn bản thỏa thuận về việc sử dụng lối đi chung, cụ thể như sau:

  1. Bên A cam đoan:

Quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình ông/bà ……………. tại thửa đất số… tờ bản đồ số …. địa chỉ tại ……………… theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …….. vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ……………. do…….. cấp ngày…………..2.

2. Bên B cam đoan:

Quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình ông/bà ……………. tại thửa đất số… tờ bản đồ số …. địa chỉ tại ……………… theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …….. vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ……………. do…….. cấp ngày…………..

3.Hai bên cùng cam đoan:

Bên A và bên B có những thửa đất liền kề với nhau tại ………. theo các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất……….. nêu trên. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc sử dụng đất nên chúng tôi đã thống nhất cùng nhau lập Văn bản thỏa thuận về việc thống nhấ lối đi chung như sau:

– Bên A đồng ý bỏ ra …m2 (Bằng chữ:……….mét vuông), giới hạn bởi các điểm ……… làm lối đi chung theo Hồ sơ kỹ thuật thửa đất số….. lập bởi ………. ngày ……………………………………………………………………………………………………………………….

– Bên A đồng ý cho bên B được quyền sử dụng lối đi chung nêu trên mà không có bất kỳ thắc mắc hay khiếu nại nào

– Bên B đồng ý sử dụng diện tích đất nêu trên làm lối đi chung của cả hai bên; Bên A và bên B cùng thống nhất diện tích…….. m2 (Bằng chữ:……………) nêu trên là lối đi chung của cả bên A và bên B.

– Khi một trong các bên thực hiện các giao dịch dân sự như chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho mượn thì bên nhận được phép sử dụng lối đi chung này và không bên nào được phép cản trở việc sử dụng lối đi chung đó.

– Việc thống nhất lối đi chung nêu trên là hoàn toàn tự nguyện, dứt khoát và không kèm theo bất cứ điều kiện gì

– Chỉ sử dụng phần diện tích …….. m2 (Bằng chữ:……………) nêu trên vào  mục đích làm lối đi chung của các bên, không bên nào được sử dụng vào việc riêng hoặc cản trở việc sử dụng của các bên còn lại.

– Cả hai bên cam kết mọi giấy tờ về nhân thân và tài sản để thực hiện Văn bản này đều là giấy tờ thật, cấp đúng thẩm quyền, còn nguyên giá trị pháp lý và không bị tẩy xóa, sửa chữa. Nếu sai chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật kể cả việc mang tài sản chung, riêng để đảm bảo cho lời cam đoan trên.

– Văn bản này được lập theo đúng ý chí của chúng tôi và trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất cứ sự đe dọa, ép buộc nào. Chúng tôi đã tự đọc lại toàn bộ nội dung của Văn bản thỏa thuận này, đã đồng ý toàn bộ nội dung của văn bản, không có điều gì vướng mắc.

Chúng tôi cùng tự nguyện ký tên, điểm chỉ dưới đây. Văn bản thỏa thuận này gồm có … tờ …trang được lập thành ……. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ……. bản làm bằng chứng.

BÊN A
(ký, ghi rõ họ tên)
BÊN B
(ký, ghi rõ họ tên)

Tải về mẫu hợp đồng mua bán đường đi

Quyền về lối đi qua là một quyền được pháp luật quy định, theo đó chủ sở hữu có bất động sản không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng có quyền yêu cầu chủ sở hữu có bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Đây là một quyền cần thiết, hết sức quan trọng trong trường hợp một bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác mà không có lối ra.

Tải về mẫu hợp đồng mua bán đường đi tại đây:

Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng mua bán đường đi

Nguyên tắc trong việc sử dụng lối đi chung là sự thỏa thuận, các chủ sở hữu có thể thỏa thuận với nhau về việc tạo dựng mốc giới: hàng rào, cây, xây tường…. Lúc này, các mốc giới sẽ thuộc sở hữu chung của tất cả các chủ sử dụng. Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Việc thỏa thuận về lối đi chung giữa các chủ sở hữu cần phải được lập bằng văn bản, các bên cùng thống nhất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ về lối đi chung.

Cách viết mẫu hợp đồng mua bán đường đi như sau:

Các bên thực hiện thỏa thuận về lối đi chung: Các bên trong Văn bản thỏa thuận là tất cả các thành viên của hộ gia đình sở hữu thửa đất  liền kề, những người chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp của mảnh đất trong thỏa thuận. Theo đó, mỗi bên có thể là cá nhân độc thân, hai vợ chồng hoặc hộ gia đình.

Trong mục này, cần phải nêu rõ họ tên, năm sinh, số CMND hoặc căn cước hoặc hộ chiếu kèm ngày tháng năm cấp và cơ quan cấp, hộ khẩu thường trú, số điện thoại liên hệ (nếu có)…

Hợp đồng mua bán đường đi
Hợp đồng mua bán đường đi

Đối tượng của Mẫu Văn bản thỏa thuận: Đối tượng của Văn bản thỏa thuận là hai quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở liền kề nhau. Trong Văn bản này, các bên nên nêu rõ, cụ thể về thông tin của hai đối tượng này: Số thửa, số tờ bản đồ, địa chỉ, thông tin về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Thỏa thuận của các bên trong Văn bản: Bởi văn bản này là văn bản thỏa thuận của các bên về việc sử dụng lối đi chung nên trước hết trong văn bản cần nêu rõ thỏa thuận mà hai bên đã thống nhất: Ngõ đi chung được xác định thế nào, nằm trên đất của nhà ai, quyền và nghĩa vụ phát sinh đối với diện tích đi chung này thế nào, cam kết thực hiện thỏa thuận của các bên …

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hợp đồng mua bán đường đi” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là soạn thảo hợp đồng cho thuê nhà và đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Lối đi chung có được cấp sổ đỏ không?

Lối đi chung có thể được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, lối đi chung đó có được cấp sổ đỏ hay không còn phụ thuộc vào nguồn gốc sử dụng đất và sự thỏa thuận giữa những chủ thể có cùng lối đi chung.
Để lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ chủ thể phải có đầy đủ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của mình đối với diện tích lối đi đó hoặc có giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như một số giấy tờ về việc chuyển nhượng, tặng cho hoặc thừa kế, hoặc giấy tờ xin được xây ngõ trên mảnh đất đó.

Tranh chấp lối đi chung với nhà hàng xóm cần phải làm gì?

Nếu có tranh chấp về lối đi chung, hai bên có thể tự hòa giải, thỏa thuận với nhau. Khi hòa giải các bên cần sử dụng Mẫu văn bản thỏa thuận về lối đi chung; điền đầy đủ những thông tin và nội dung mà các bên thỏa thuận vào văn bản này; để làm căn cứ cho sự thảo thuận.
Nếu không thể thỏa thuận được; thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.