Mẫu hợp đồng cắm mốc ranh giới năm 2023

26/04/2023 | 10:08 455 lượt xem Hương Giang

Trong thực tiễn, không hiếm trường hợp các mảnh đất khác chủ sở hữu nằm cạnh nhau và khó phân chia ranh giới giữa các mảnh đất, dẫn tới những tranh chấp phát sinh không đáng có. Để phân chia ranh giới đất và ngăn chặn việc lấn chiếm, chủ sở hữu bất động sản cần thực hiện thủ tục xin đo đạc lại đất theo quy định và lập hợp đồng thỏa thuận với chủ sở hữu đất liền kề. Vậy Mẫu hợp đồng cắm mốc ranh giới soạn thảo như thế nào? Ranh giới thửa đất là gì? Đo đạc xác định vị trí cắm mốc ranh giới đất ra sao? Tất cả những khúc mắc này sẽ được Tư vấn luật đất đai giải đáp thông qua bài viết sau đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Ranh giới thửa đất là gì?

Khái niệm ranh giới thửa đất được quy định tại tiết d điểm 2.3 khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT . Cụ thể, ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó.

Theo điểm 2.3 khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT , ranh giới thửa đất trong một số trường hợp đặc biệt được quy định như sau:

  • Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh, giới thửa đất được xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó;
  • Đối với ruộng bậc thang thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, thuộc phạm vi sử dụng của một người sử dụng đất hoặc một nhóm người cùng sử dụng đất (không phân biệt theo các đường bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất tại thực địa);
  • Trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng là bờ thửa, đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa, đường rãnh nước. Trường hợp độ rộng đường bờ thửa, đường rãnh nước bằng hoặc lớn hơn 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo mép của đường bờ thửa, đường rãnh nước.

Mẫu hợp đồng cắm mốc ranh giới

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–oOo—–

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH RANH GIỚI MỐC GIỚI THỬA ĐẤT

(theo hiện trạng sử dụng)

Hôm nay, ngày….. tháng …..năm….., tại [địa chỉ mảnh đất], [đơn vị đo đạc] đã tiến hành đo đạc xác định ranh giới thửa đất tại thực địa của Ông/Bà:…., Giấy tờ pháp lý số:…..cấp ngày:…../……/năm, tại…., địa chỉ thường trú tại: …..

Ông/Bà là chủ sở hữu của mảnh đất thuộc thửa đất số….., giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:….cấp tại …, tờ bản đồ địa chính số: …., có vị trí tại: thôn/xóm/ấp…., xã/phường/thị trấn…., quận/huyện/thị xã….., tỉnh/thành phố…, mục đích sử dụng đất:

I. THÀNH PHẦN THAM DỰ

Đại diện UBND xã, cán bộ địa chính và [đơn vị đo đạc]

1.1……: chủ tịch/ phó chủ tịch UBND xã…

1.2…: cán bộ địa chính xã…

1.3……: đại diện đơn vị đo đạc

2. Chủ sở hữu thửa đất

Ông/Bà: …

Đồng chủ sở hữu (nếu có) Ông/Bà:….

3. Các chủ sở hữu đất liền kề

3.1. Ông/Bà:…

Chủ sở hữu mảnh đất tại thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:…., tại bản đồ địa chính số:…

3.2. Ông/Bà: …..

Chủ sở hữu mảnh đất tại thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:…., tại bản đồ địa chính số:…

3.3. Ông/Bà: …..

Chủ sở hữu mảnh đất tại thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:…., tại bản đồ địa chính số:…

3.4. Ông/Bà: …

Chủ sở hữu mảnh đất tại thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:…., tại bản đồ địa chính số:……

II. NỘI DUNG ĐO ĐẠC

2.1. Sơ đồ thửa đất và các thửa đất xung quanh

[ Kết quả đo đạc do đơn vị đo đạc cung cấp]

2.2. Tọa độ đo đạc tương ứng với diện tích theo thực tế

[ Kết quả đo đạc do đơn vị đo đạc cung cấp]

[ Lưu ý thông số kỹ thuật theo hệ tọa độ VN – 2000 hoặc tùy theo thực trạng mảnh đất]

2.3. Mô tả chi tiết mốc giới ranh giới thửa đất

Đại diện UBND xã

(Ghi rõ ý kiến, Đóng dấu, Ký và ghi rõ họ tên)

Đơn vị đo đạc

(Ghi rõ ý kiến, Đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên)

Chủ sở hữu thửa đất

(Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên)

Tải về Mẫu hợp đồng cắm mốc ranh giới

Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng cắm mốc ranh giới

– Phần mở đầu:

+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Tên biên bản cụ thể là biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Thông tin về địa điểm về thời gian tiến hành đo đạc xác định ranh giới thửa đất.

+ Thông tin về chủ thể là chủ sở hữu thửa đất.

+ Thông tin về thành phần tham dự.

+ Nội dung đo dạc.

– Phần cuối biên bản:

+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đại diện UBND xã.

+ Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên của đại diện cán bộ địa chính xã.

+ Ghi rõ ý kiến, Đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên của đơn vị đo đạc.

+ Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên của chủ sở hữu thửa đất.

+ Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên của chủ sở hữu/ Người quản lý thửa đất liền kề.

+ Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên của chủ sở hữu/ Người quản lý thửa đất liền kề.

+ Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên của chủ sở hữu/ Người quản lý thửa đất liền kề.

Mẫu hợp đồng cắm mốc ranh giới
Mẫu hợp đồng cắm mốc ranh giới

Đo đạc xác định vị trí cắm mốc ranh giới đất như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT việc xác định ranh giới thửa đất thực hiện theo quy định như sau:

Bước 1: Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất, cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa.

Người dẫn đạc có thể là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố…

Bước 2: Đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất.

Bước 3: Yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).

* Căn cứ xác định ranh giới thửa đất

Căn cứ theo khoản 1 Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về ranh giới như sau:

– Ranh giới giữa các thửa đất liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

– Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

Bên cạnh những quy định trên thì khi xác định ranh giới phải căn cứ theo quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT như sau:

– Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

Đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi UBND cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng cắm mốc ranh giới”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất đơn giản. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì để khởi kiện tranh chấp ranh giới thửa đất?

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:
Đơn khởi kiện theo mẫu được Nhà nước ghi định.
Giấy tờ liên quan chứng minh về quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ thỏa mãn theo quy định tại Điều 100.
Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã nơi ở và biên bản phải có chữ ký của các bên tranh chấp về quyền sử dụng đất mới tính hợp lệ.
Giấy tờ của bên khởi kiện như: chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước và Sổ hộ khẩu.
Các giấy tờ chứng minh khác do bên khởi kiện cung cấp để làm chứng cứ giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất.

Thẩm quyền lập biên bản giao mốc thi công thuộc về ai?

Biên bản là một loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra. Biên bản có thể là biên bản ghi lại một sự kiện như biên bản cuộc họp, biên bản hội nghị… hoặc biên bản ghi lại một hành vi cụ thể như lập biên bản hành vi vi phạm pháp luật, biên bản bàn giao tài sản, biên bản giao nhận, biên bản đồng ý hoặc không đồng ý về một nội dung nào đó.
Theo quy định hiện hành đối với lĩnh vực xây dựng không quy định các loại Biên bản như trước đây mà do các chủ thể có liên quan thống nhất mẫu và được thỏa thuận trong hợp đồng (ví dụ Hợp đồng khảo sát). Thông thường bên nào chủ trì thì ghi biên bản và các bên tham gia thống nhất nội dung biên bản đã lập thì cùng ký. Đối với Biên bản giao mốc khảo sát có các trường hợp : Nhà thầu khảo sát lập biên bản bàn giao cho Chủ đầu tư, sau đó Chủ đầu tư bàn giao cho nhà thầu thi công (trường hợp này thường áp dụng cho các dự án lớn, nhà thầu khảo sát và nhà thấu thiết kế khác nhau, hoặc thời điểm nghiệm thu công tác khảo sát và triển khai hợp đồng thi công quá xa, nhà thầu khảo sát phải bàn giao cho Chủ đầu tư trước để Chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo).
Đối với các dự án nhỏ, nhà thầu khảo sát đồng thời là nhà thầu thiết kế, thời gian triển khai thi công ngay sau khi thiết kế được phê duyệt, thông thường Chủ đầu tư mời bàn giao tim, mốc “tay ba” giữa Chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát, thiết kế và nhà thầu thi công, hạn chế “tam sao thất bổn”, đây cúng là cách làm hay.

Hàng xóm không ký giáp ranh làm sổ đỏ, phải làm sao?

Trong trường hợp, hàng xóm không chịu ký giáp ranh với lý do tranh chấp đất đai thì người đề nghị cấp Giấy chứng nhận tự hòa giải với người đang có tranh chấp hoặc thông qua hòa giải viên (việc hòa giải này không bắt buộc) hoặc gửi đơn đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hòa giải (thủ tục hòa giải là bắt buộc).
Khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận nếu có đơn tranh chấp thì sẽ tạm dừng thực hiện thủ tục. Nếu hòa giải thành thì kết thúc tranh chấp, nếu hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không thành thì có quyền gửi đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc gửi đơn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh giải quyết theo quy định.