Xin chào Tư vấn luật đất đai, tôi có vấn đề cần nhờ Tư vấn. Nhà tôi ở nông thôn, sống dựa vào nông nghiệp là chính nên gia đình tôi có khá nhiều ruộng. Nay tôi đã già yếu không thể làm hết nên tôi cho các con tôi mỗi người một vài mảnh. Tôi muốn viết giấy tặng cho đất ruộng cho rõ ràng. Tư vấn luật đất đai có thể tư vấn cho tôi mẫu giấy cho tặng đất ruộng theo quy định hiện nay được không?
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Quy định về quyền tặng cho đất hiện nay
Khi muốn tặng cho tài sản, tùy theo loại tài sản mà chúng ta có thể tặng cho bằng lời nói, tặng cho bằng hành động hoặc tặng cho bằng văn bản. Nhưng hiện nay thì việc tặng cho đất phải bằng văn bản, đặc biệt là hợp đồng tặng cho đất (tức là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất).
Theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền tặng cho quyền sử dụng đất như sau:
– Người sử dụng đất được thực hiện các quyền tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
– Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này. Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;
- Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này. Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
– Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
- Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
- Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
- Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Đất ruộng tặng cho khi nào?
Tặng cho đất ruộng rất phổ biến ở nông thôn. Nhưng không phải khi nào cũng được phép tặng cho đất ruộng mà đất ruộng đó phải đáp ứng điều kiện theo quy định và phải sử dụng đất ruộng đúng mục đích thì mới có thể thực hiện tặng cho đất ruộng.
Điều kiện tặng cho đất ruộng
Để thực hiện được quyền tặng cho đất nông nghiệp, thì cần phải đáp ứng đủ điều kiện chung và điều kiện đặc thù đối với đất trồng lúa.
Điều kiện chung: Tại Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện chung khi thực hiện quyền tặng cho của người sử dụng đất như sau:
- Có Giấy chứng nhận;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Điều kiện riêng khi tặng cho đất ruộng
Do chính sách hiện nay của nhà nước là bảo vệ đất trồng lúa, nên khi tặng cho QSDĐ trồng lúa thì ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện chung, người nhận tặng cho còn phải đáp ứng thêm các điều kiện cụ thể khác.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 191 Luật đất đai 2013:
“3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.”
Như vậy, để nhận tặng cho đất trồng lúa, người nhận tặng cho phải trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Mẫu giấy tặng cho đất ruộng
Khi tặng cho đất ruộng thì hai bên thường viết giấy tặng cho. Giấy tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa hai bên, bên tặng cho chuyển quyền sử dụng đất cho bên nhận miễn phí và bên nhận đồng ý nhận theo quy định của pháp luật.
Hiện nay các mẫu hợp đồng tặng đất ruộng đều có mẫu sẵn, bạn có thể dựa vào đó để điền các thông tin cá nhân của mình và thông tin cá nhân người tặng cho, thông tin thửa đất để ký kết hợp đồng tặng đất ruộng.
Sau đây là một mẫu hợp đồng tặng cho đất ruộng điển hình để bạn tham khảo.
Mời bạn xem thêm: mẫu đơn xin nghỉ việc dài hạn được chúng tôi mới cập nhật theo quy định mới.
Các bên có thể sử dụng các mẫu Hợp đồng tặng cho đất ruộng có sẵn sau đó tải về và điền thông tin đồng thời có thể thay đổi một số thông tin sao cho phù hợp. Khi lập hợp đồng tặng cho đất ruộng cần chú ý các nội dung sau:
– Trong trường hợp bên giao kết hợp đồng là cá nhân:
- Nếu các bên có từ hai người trở lên thì lần lượt ghi thông tin của từng người;
- Nếu bên được tặng cho là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì ghi hộ chiếu;
- Trường hợp có người đại diện, thì ghi họ tên, giấy tờ tùy thân và tư cách của người đại diện.
– Trong trường hợp bên giao kết hợp đồng là tổ chức thì ghi thông tin: Tên tổ chức (gồm cả tên viết tắt; trụ sở; thông tin người đại diện)
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “ Mẫu giấy cho tặng đất ruộng ”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý, thông tin pháp lý. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 459 Luật Dân Sự 2015:
Điều 459. Tặng cho bất động sản
Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Như vậy, hiệu lực của hợp đồng cho tặng nhà đất được tính kể từ thời điểm đăng ký bất động sản.
Hợp đồng tặng cho là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, một bên giao tài sản của mình, một bên nhận tài sản và không có sự yêu cầu đền bù. Khi đó, bên tặng cho có thể tặng cho tài sản là:
Động sản: Xe máy, xe ô tô, sổ tiết kiệm…
Bất động sản: Nhà, đất…
Theo quy định tại Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản công chứng, chứng thực. Nếu tài sản đó bắt buộc phải đăng ký thì phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định.
Lúc này, nếu tài sản không phải đăng ký thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ ngày hai bên chuyển giao tài sản. Nếu tài sản phải đăng ký theo quy định thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu.