Mẫu đơn xin mua đất dôi dư mới năm 2023

01/08/2023 | 15:20 279 lượt xem SEO Tài

Việc đất tăng thêm so với diện tích ghi trong Sổ đỏ hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất là một vấn đề phổ biến và không hề đơn giản để hợp thức hóa. Nguyên nhân chính của tình trạng này thường do các lý do như sai sót trong quá trình đo lường ban đầu, thừa kế không đúng diện tích, hoặc thậm chí lấn chiếm diện tích đất của người khác. Và khi muốn mua phần diện tích đất dôi ra này sẽ cần làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Nội dung bài viết sau là chia sẻ về Mẫu đơn xin mua đất dôi dư mới năm 2023, mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Cách hợp thức hóa đất dôi dư so với Sổ đỏ

Đất dôi dư so với Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc so với số liệu trên giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 có thể được chia thành nhiều trường hợp khác nhau, tương ứng với mỗi trường hợp đó sẽ có cách xử lý (cách hợp thức hóa) khác nhau, cụ thể:

Đất dôi dư do đo không chính xác

Diện tích thực tế và diện tích trên giấy tờ không phải khi nào cũng giống nhau, nhất là đối với thửa đất có hình thể phức tạp và phần nào đó là do đo thủ công.

Đối với trường hợp ranh giới không thay đổi nhưng có đất dôi dư thì nguyên nhân là do đo đạc không chính xác, đối với trường hợp này xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013 như sau:

“5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.”.

Theo đó, khi ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc cấp Sổ đỏ, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Sổ đỏ diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế.

Nghĩa là diện tích dôi dư nghiễm nhiên thuộc về người sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích này.

Đất dôi dư do lấn chiếm

Trái ngược với trường hợp trên, trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Sổ đỏ theo quy định.

Nội dung này cũng được nêu rõ tại nguyên tắc cấp sổ quy định tại khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013, cụ thể:

“Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.”.

Theo đó, đối với diện tích đất dôi dư mà chủ sử dụng đất đã sử dụng trước ngày 01/7/2014 thì xử lý theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Đất dôi dư nhưng chưa sử dụng hoặc sử dụng sau ngày 01/7/2014

Đất dôi dư trong trường hợp này là đất dôi dư, xen kẹt chưa sử dụng hoặc sử dụng sau ngày 01/7/2014. Về nguyên tắc diện tích đất dôi dư này thuộc về nhà nước (nếu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng sau ngày 01/7/2014 cũng không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận và bị coi là hành vi lấn, chiếm đất).

Tuy nhiên, đối với phần diện tích đất dôi dư này vẫn có những cách xử lý mà theo đó nếu người dân nắm rõ có thể được sử dụng hợp pháp theo bằng quyết định của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cụ thể:

Mẫu đơn xin mua đất dôi dư mới năm 2023

– Làm đơn xin giao đất, cho thuê đất:

Trên thực tế có một điều hiển nhiên rằng phần diện tích đất dôi dư thường không nhiều và không đủ điều kiện diện tích tối thiểu để tạo thành một thửa đất riêng. Đối với phần diện tích này cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét giao đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 và khoản 11 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP.

– Tham gia đấu giá quyền sử dụng đất:

Đấu giá quyền sử dụng đất chủ yếu được thực hiện khi phần diện tích đất dôi dư, xen kẹt chưa được sử dụng hoặc sử dụng sau ngày 01/7/2014 và có từ hai chủ sử dụng đất liền kề trở lên (cả hai đều có nhu cầu sử dụng).

Việc đấu giá thực hiện theo quy định đấu giá quyền sử dụng đất, đối tượng tham gia đấu giá quyền sử dụng đất là các chủ sử dụng đất ở liền kề với thửa đất đấu giá.

Lưu ý: Đối với phần đất dôi dư, xen kẹt không đủ điều kiện tạo thành thửa đất riêng khi có quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc trúng đấu giá quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất thực hiện thủ tục hợp thửa với thửa đất đang sử dụng để tạo thành một thửa chung.

Mẫu đơn xin mua đất dôi dư mới năm 2023

Hướng dẫn soạn thảo Mẫu đơn xin mua đất dôi dư

Phần kính gửi thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền giải quyết nhu cầu của người làm đơn.

Phần nội dung của đơn xin mua đất dôi dư: Yêu cầu người làm đơn cung cấp những thông tin cần thiết như tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân( số căn cước công dân), địa chỉ thường trú, thông tin về thửa đất hiện tại. Đồng thời, người làm đơn thể hiện việc đề nghị muốn mua lại phần đất đó căn cứ vào hợp đồng đã ký kết trước đó

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin mua đất dôi dư mới năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về giá đất bồi thường khi thu hồi đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Nếu người được cấp quyền sở hữu đất dôi dư là cá nhân thì thông tin ghi trên sổ đỏ được thể hiện như thế nào?

– Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi “Hộ chiếu số:…, nơi cấp:…, năm cấp:…”; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có);

Cần chuẩn bị những hồ sơ gì để hợp thức hóa đất dôi dư so với sổ đỏ?

Nộp hồ sơ để tiến hành đo đạc lại diện tích đất
Hồ sơ gồm:
– Đơn xin xác nhận việc trích đo đạc lại đất để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu do Văn phòng đăng ký đất đai quy định)
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có

Cần chuẩn bị những hồ sơ gì để cấp sổ đỏ đất dôi dư?

Căn cứ Điều 10 khoản 1 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm có:
– Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo mẫu 10/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất thay thế cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.