Mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất đai liền kề

09/11/2023 | 15:54 290 lượt xem Vân Anh

Thưa Tư vấn luật đất đai, nhà tôi có một mảnh đất ngay sát bên nhà đang để trống. Ngày xưa tôi có cho nhà hàng xóm mượn để để đồ xây dựng. Nay hàng xóm chuyển đi bán phần đất cho chủ mới. Họ xây nhà nhưng đổ sân lại lấn sang phần đất nhà tôi. Tôi có ra nói chuyện thì họ lại bảo đấy là đất của họ mua. Hai bên xảy ra tranh chấp không thể hòa giải được. Tư vấn luật đất đai có thể tư vấn cho tôi mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất như thế nào được không?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu trả lời cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Quy định về tranh chấp ranh giới đất

Tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp ranh giới đất nói riêng là những dạng tranh chấp đất đai xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày, có thể như việc Tranh chấp đất đai khi xây nhà… Pháp luật có quy định giải thích về ranh giới sử dụng đất cũng như tranh chấp đất đai để người sử dụng có thể hiểu được ý nghĩa, cụ thể:

Ranh giới sử dụng đất đai được xác định bằng mốc giới cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất cho thuê đất thực hiện khi giao đất, cho thuê đất trên thực địa; được ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất và được mô tả trong hồ sơ địa chính.

Tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp phổ biến, phức tạp, thuộc vào tranh chấp dân sự khó giải quyết trong lĩnh vực dân sự mà trong đó các chủ thể cho rằng quyền và lợi ích của họ khi bị xâm hại có liên quan đến đất đai như mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, tranh chấp ranh giới, ngõ đi chung…

Những mâu thuẫn, tranh chấp đất đai được nhà nước khuyến khích, ưu tiên giải quyết bằng con đường hào giải trước mới đến tố tụng tại Tòa án.

Cần phân loại các dạng tranh chấp phổ biến để giải quyết tranh chấp đất đai dễ dàng và phân biệt rõ ràng hơn. Do đó, việc xác định chính xác việc chủ thể có quyền khởi kiện tranh chấp tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự hay thủ tục tố tụng hành chính, tranh chấp thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân hay Ủy ban nhân dân, cùng với xác định thời hiệu khởi kiện, tất cả đều là cơ sở để xác định trình tự, thủ tục và đường lối giải quyết tranh chấp.

Mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất đai liền kề

 Nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất

Khi giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai có số lượng lớn văn bản liên quan đến đất đai, không chỉ áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành mà còn phải sử dụng toàn diện các văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực, văn bản còn hiệu lực liên quan đến vụ việc cần giải quyết. Các vụ việc tranh chấp đất đai thường kéo dài do các bên thiếu sự hợp tác.

Ranh giới giữa các thửa đất bên cạnh được xác định bằng thỏa thuận theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà còn được xác định thông qua tập quán địa phương hay quá trình sử dụng đất từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp. 

Thứ nhất, trước khi đo về chi tiết, cán bộ đo đạc phối hợp với người dẫn đạc để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất, cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt,… và lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ.

Thứ hai, ranh giới thửa đất được xác định căn cứ theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp, các quyết định hành chính có liên quan.

Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập biên bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp.

Mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất

Khi phát hiện tổ chức, cá nhân lấn chiếm, thay đổi trái phép ranh giới đất đai thì người phát hiện có quyền khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về đất đai và báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước để có biện pháp kịp thời ngăn chặn, ngăn chặn hậu quả. Mời bạn tham khảo mẫu đơn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất của Tư vấn luật đất đai:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download Mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất

Mời bạn xem thêm: mẫu hợp đồng thuê nhà trọ được chúng tôi cập nhật mới theo quy định pháp luật.

Cách ghi đơn khởi kiện tranh chấp đất đai như sau:

(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hải Phòng, ngày….. tháng….. năm……).

(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào

(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên;

  • Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó;
  • Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú

Mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất đai liền kề

(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.

(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).

(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).

(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó;

  • Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ;
  • Trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
  • Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
  • Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất đai liền kề” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp luật như tư vấn đất đai nếu quý khách có nhu cầu.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp?


Một là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng đường hòa giải tại cơ sở.
Hai là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có thẩm quyền đối với trường hợp đương sự không có các giấy tờ liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền đối với tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các trường hợp tranh chấp giữa các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thì thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban cấp huyện.
Ba là Tòa án nhân dân nếu đương sự nộp đơn khởi kiện.

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp ranh giới đất bao gồm những gì?

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp ranh giới đất liền kề
Đơn khởi kiện phải đáp ứng điều kiện về nội dung và hình thức theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015 (Mẫu số 23-DS-Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
Các giấy tờ chứng minh về nhân thân (Sổ hộ khẩu, CMND/CCCD)
Biên bản hòa giải không thành tại UBND xã
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất/ sổ đỏ/ sổ hồng (Trường hợp đã có)
Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Trường hợp đã có)
Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện: Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp,…