Mẫu chứng chỉ hành nghề đấu thầu năm 2022

03/11/2022 | 09:02 213 lượt xem Thủy Thanh

Đề được tham gia đấu thầu các dự án, các công trình thì các cá nhân, tổ chức hay các công ty muốn tham gia đấu thầu đều phải có chứng chỉ hành nghề đấu thầu. Hiện nay vẫn có rất nhiều người chưa biết các quy định của pháp luật về chúng chỉ hành nghề đấu thầu ra sao, điều kiện để được cấp chứng chỉ này như thế nào. Để hiểu rõ hơn các quy định về chứng chỉ hành nghề đấu thầu, mời bạn tham khảo bài viết “mẫu chứng chỉ hành nghề đấu thầu” dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, theo tôi được biết thì nếu muốn tham gia đấu thầu chó một dự án nào đó thì phải có chứng chỉ hành nghề đấu thầu có đúng không ạ? luật sư cho tôi hỏi là khi muốn tham gia thi lấy chứng chỉ này thì cần phải đáp ứng những điều kiện như thế nào ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Đấu thầu là gì?

Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013:

“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”

Như vậy, ta có thể thấy, đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Trong đó, bên mua sẽ tổ chức đấu thầu để bên bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của bên mua là có được các hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kĩ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Như vậy, bản chất của đấu thầu đã được xã hội thừa nhận như 1 sự cạnh tranh lành mạnh để được thực hiện 1 việc nào đó, một yêu cầu nào đó.

Thế nào là chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu?

Chứng chỉ hành nghề đấu thầu là một văn bản được lập ra để chứng nhận cho các tổ chức, cá nhân về khả năng được phép hoạt động trong lĩnh vực đấu thầu. 

Khoản 2 Điều 16 Luật đấu thầu năm 2013 quy định :

“Điều 16. Điều kiện đối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu

2. Cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.”

Như vậy, chứng chỉ hành nghề đấu thầu được sử dụng để chứng nhận về năng lực, về khả năng được phép trong các hoạt động đấu thầu của các cá nhân và các tổ chức trong xây dựng và các lĩnh vực có liên quan. Thông tư số 04/2019/TT-BKHĐT do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành đã quy định chi tiết đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.

Mẫu chứng chỉ hành nghề đấu thầu
Mẫu chứng chỉ hành nghề đấu thầu

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT hướng dẫn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thì điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể dưới đây:

Một là, có chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản;

Hai là, tốt nghiệp đại học trở lên;

Ba là, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Bốn là, đạt kỳ thi sát hạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức;

Năm là, đáp ứng một trong các điều kiện sau:

– Đã tham gia thường xuyên, liên tục vào một trong các công việc liên quan đến hoạt động đấu thầu trong vòng 04 năm trở lại đây (tính đến thời điểm đăng ký thi sát hạch), bao gồm:

+ Tham gia giảng dạy về đấu thầu;

+ Tham gia xây dựng văn bản pháp luật về đấu thầu;

+ Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu, quản lý thực hiện hợp đồng các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu như: tham gia vào công tác lập, thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, tham gia thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; tham gia các công tácquản lý dự án, quản lý hợp đồng (nghiệm thu, thanh toán, điều chỉnh hợp đồng…);

– Đã tham gia vào một trong các công việc liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 12 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT trong vòng 05 năm trở lại đây (tính đến thời điểm đăng ký thi sát hạch) nhưng không thường xuyên, liên tục;

– Đã tham gia lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu tối thiểu 05 gói thầu quy mô lớn (gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hoá có giá trị gói thầu trên 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu trên 20 tỷ đồng) hoặc 10 gói thầu quy mô nhỏ.

Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phức tạp được tính tương đương gói thầu quy mô lớn; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đơn giản được tính tương đương gói thầu quy mô nhỏ.

Theo đó, trong trường hợp bạn không đáp ứng đủ điều kiện có tối thiểu 04 năm kinh nghiệm liên tục làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu thì bạn phải đáp ứng điều kiện một trong hai điều kiện sau:

– Có tổng thời gian tối thiểu 05 năm làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu nhưng không thường xuyên, liên tục;

– Đáp ứng đủ điều kiện đã trực tiếp tham gia lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển 5 gói thầu quy mô lớn hoặc 10 gói thầu quy mô nhỏ.

Như vậy, trong trường hợp bạn đáp ứng được bốn điều kiện đầu tiên và đáp ứng được việc bạn có tham gia thẩm định hồ sơ mời thầu 10 gói thầu quy mô nhỏ thì bạn đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.

Mẫu chứng chỉ hành nghề đấu thầu

Mời bạn xem và tải mẫu chứng chỉ hành nghề đấu thầu tại đây:

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Mẫu chứng chỉ hành nghề đấu thầu“ theo pháp luật hiện hành. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Ngoài ra nếu bạn đọc có quan tấm đến các vấn đề khác liên quan như là làm sổ đỏ,  xin cấp lại sổ đỏ bị mất, Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, muốn làm sổ đỏ, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư, làm sổ đỏ mới, muốn tách sổ đỏ,… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Tư vấn luật đất đai qua số hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng nào phải có chứng chỉ hành nghề đấu thầu?

Theo quy định tại Luật Đấu thầu (Điều 16 Khoản 2) và TT03 (Điều 35 Khoản 7), kể từ ngày 01/01/2018, các cá nhân tham gia trực tiếp vào công việc: lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, ban quản lý dự án (BQLDA) chuyên nghiệp phải có CCHNHĐĐT.
Nhằm cụ thể hóa quy định nêu trên, VB2683 nêu rõ, kể từ ngày 01/01/2018, cá nhân tham gia trực tiếp vào công việc nêu trên thuộc các đơn vị sau đây phải có CCHNHĐĐT.
– Một là, cá nhân thuộc BQLDA chuyên nghiệp: là các BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc các BQLDA được thành lập để thực hiện công tác QLDA chuyên nghiệp; cá nhân chuyên trách làm công tác QLDA, không mang tính kiêm nhiệm thuộc các BQLDA được thành lập để làm nhiều dự án cùng lúc hoặc các dự án kế tiếp, gối đầu, hết dự án này đến dự án khác.
– Hai là, cá nhân thuộc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đấu thầu, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đấu thầu (làm nghề tư vấn đấu thầu).
– Ba là, cá nhân thuộc đơn vị mua sắm tập trung chuyên trách (cơ quan, tổ chức thành lập ra đơn vị mua sắm tập trung để chuyên trách thực hiện việc mua sắm tập trung của cơ quan, tổ chức mình và hoạt động mua sắm mang tính thường xuyên, liên tục); trừ cá nhân tham gia trực tiếp vào các công việc nêu tại Khoản 7 Điều 35 TT03 trong mua sắm tập trung theo mô hình kiêm nhiệm, không thường xuyên, liên tục và không hoạt động chuyên nghiệp, chuyên trách trong lĩnh vực đấu thầu.

Hồ sơ thi chứng chỉ hành nghề đấu thầu gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ đăng ký thi cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu, theo quy định tại Khoản 7 Điều 35 Thông tư 03/2016/TT-BKHĐT của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, kể từ ngày 01/01/2018, cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
Đối với các nhà thầu, doanh nghiệp/ tổ chức khi làm hồ sơ đăng ký thi cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:
+, Đơn đăng ký theo Mẫu số 1 đính kèm theo Thông báo này;
+, 02 ảnh màu cỡ 3×4 chụp trong thời gian 06 tháng gần nhất;
+, 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận thông báo thi, lịch thi, kết quả thi;
+, Bản chụp CMND hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
+, Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên được chứng thực;
+, Bản chụp chứng chỉ đấu thầu cơ bản được chứng thực;
+, Bản kê khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động đấu thầu theo Mẫu số 2 đính kèm theo Thông báo này hoặc tài liệu chứng minh trực tiếp tham gia lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ thanh toán sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu tối thiểu 05 gói thầu quy mô lớn (gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hoá có giá trị gói thầu trên 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu trên 20 tỷ đồng) hoặc 10 gói thầu quy mô nhỏ.
+, Bản cam kết quy tắc đạo đức và ứng xử trong đấu thầu theo Mẫu số 3 đính kèm theo Thông báo này.