Kỳ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là gì?

14/11/2023 | 16:49 57 lượt xem Gia Vượng

Để quản lý và sử dụng đất một cách hiệu quả, nhà nước thường thiết lập các quy định và hệ thống quy hoạch nhằm định rõ các mục tiêu, chiến lược, và kế hoạch sử dụng đất. Các quy định về quy hoạch và kỳ quy hoạch sử dụng đất được đưa ra nhằm tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc, giúp hướng dẫn và kiểm soát quá trình quản lý đất đai. Vậy có thể hiểu kỳ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là gì?

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Quy hoạch sử dụng đất được hiểu là như thế nào?

Quy hoạch địa bàn giúp xác định rõ vị trí, mục đích sử dụng, và hình thức quy hoạch của từng khu vực, tạo ra cơ sở để phân loại và quản lý đất đai một cách hợp lý. Ngoài ra, việc đưa ra kỳ quy hoạch sử dụng đất cụ thể giúp nhà nước định rõ thời gian và quy trình thực hiện các chiến lược quy hoạch.

Tại khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2013 có quy định về quy hoạch sử dụng đất như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.

2. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

Tại khoản 1 Điều 36 Luật Đất đai 2013 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 có quy định về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:

Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Quy hoạch sử dụng đất bao gồm:

a) Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;

Kỳ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là gì?

b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

c) Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;

d) Quy hoạch sử dụng đất an ninh.

Đối với cấp tỉnh, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện là một nội dung của quy hoạch tỉnh.

Tại khoản 1 Điều 37 Luật Đất đai 2013 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 có quy định về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:

Thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.

Theo đó, Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

– Quy hoạch sử dụng đất bao gồm:

+ Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;

+ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

+ Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;

+ Quy hoạch sử dụng đất an ninh.

Đối với cấp tỉnh, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện là một nội dung của quy hoạch tỉnh.

Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm

Kỳ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là gì?

Thực tế, trong nhiều văn bản pháp lý và các tài liệu liên quan khác, khái niệm về kỳ quy hoạch thường không được điều động một cách rõ ràng và chi tiết. Thời kỳ quy hoạch là đoạn thời gian mà cấp chính quyền từ cấp trung ương cho đến cấp địa phương dành để xây dựng các chiến lược từ tổng thể đến chi tiết, nhằm thực hiện các kế hoạch sử dụng đất và nội dung quy hoạch.

Kỳ quy hoạch sử dụng đất có thể được hiểu một cách đơn giản là thời gian quy định để thực hiện các hoạt động liên quan đến quy hoạch sử dụng đất. Trong khoảng thời gian này, các quyết định và biện pháp được thực hiện để đảm bảo việc sử dụng đất đai đúng đắn và có hiệu quả. Hết kỳ quy hoạch, có khả năng thay đổi các quy hoạch để đáp ứng nhanh chóng với biến động của điều kiện chính trị, kinh tế, và xã hội, nhằm đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp của các quy hoạch với ngữ cảnh xã hội và kinh tế cụ thể.

Kỳ quy hoạch sử dụng đất theo quy định hiện hành là bao lâu?

Để quản lý và sử dụng đất một cách hiệu quả, chính quyền thường xuyên đưa ra các quy định và hệ thống quy hoạch nhằm mục đích đặt ra những mục tiêu rõ ràng, chiến lược đồng nhất, và kế hoạch cụ thể cho việc quản lý đất đai. Những quy định về quy hoạch và kỳ quy hoạch sử dụng đất không chỉ tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc mà còn giúp hướng dẫn và kiểm soát quá trình này một cách có tổ chức.

Căn cứ tại Điều 37 Luật đất đai năm 2013 sửa đổi tại Khoản 1 điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch quy định về “kỳ quy hoạch sử dụng đất” như sau:

“Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.”

Như vậy, kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Còn với  quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.

Lý do quy định như trên là bởi việc sử dụng đất quốc gia, sử dụng đất cấp tỉnh, đất quốc phòng và việc sử dụng đất an ninh diễn ra trên vùng diện tích rộng, liên quan đến cộng đồng dân cư lớn, hoặc liên quan đến các công trình mang tính đặc thù trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đối với đất quốc phòng, an ninh

Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở chỗ thời hạn của quy hoạch sử dụng đất là 10 năm hoặc lâu hơn. Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất phụ thuộc vào dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế xã hội quan trọng như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn…

Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài (cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Kỳ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là gì?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đấ đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ như tư vấn pháp lý tra cứu quy hoạch thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Việc thực hiện tra cứu quy hoạch đất đai có ý nghĩa như thế nào đối với người bán?

Nhằm có thể đảm bảo thông tin về đất đai chuẩn. Kiểm tra những mảnh đất dự định mua tầm khoảng bao nhiêu. Đáng chú ý việc mua đất để đầu tư thì tra cứu quy hoạch đất đai là việc tất yếu phải làm. Để có thể biết được các dự án chuẩn bị được triển khai. Từ đó giá trị mảnh đất có thể tăng cao hơn nhiều ở thời điểm hiện tại. 

Việc thực hiện tra cứu quy hoạch đất đai có ý nghĩa như thế nào đối với người mua?

Việc tra cứu thông tin quy hoạch đối với người mua cũng quan trọng không kém. Việc kiểm tra này để xác thực các thông tin bên người bán cung cấp có đúng sự thật pháp lý hay không. Tránh tình trạng bị lừa trong các giao dịch đất đai. Bởi hiện nay rất nhiều người bị lừa trắng trợn vì không nắm bắt thông tin kịp thời. 

Tra cứu quy hoạch sử dụng đất trên sổ đỏ như thế nào?

Khi mua đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thường gọi là sổ đỏ). Thông tin quy hoạch của mảnh đất được ghi trực tiếp trong sổ đỏ. Khi đó thông tin đất thuộc diện quy hoạch gì.
Đất nằm trong quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì vẫn được quyền mua bán, tặng cho, thừa kế, thế chấp…
Trường hợp đất đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sở hữu, sử dụng đất trong khu vực phải tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch đưa ra, được thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm.
Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép