Không đóng phí quản lý chung cư có sao không?

26/12/2022 | 10:00 75 lượt xem Thủy Thanh

Để các tòa nhà chung cư được hoạt động, vận hành một cách hiệu quả thì việc duy trì bảo dưỡng cho các hệ thống kỹ thuật như thang máy, máy phát điện, hệ thống báo cháy, thiết bị bơm nước… của chung cư là điều rất cần thiết. Khi thực hiện việc bảo dưỡng này, thì kinh phí bảo dưỡng sẽ được ban quản lý chung cư tính toán và thực hiện thu phí đối với các hộ dân cư trong tòa nhà chung cư đó. Ty nhiên hiện nay có nhiều hộ dân do không đồng ý với mức thu phí này mà không thực hiện đóng phí, gây nên nhiều mâu thuẫn trong việc quản lý và sự dụng chung cư. Vậy trường hợp “Không đóng phí quản lý chung cư” có bị phạt không?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu ngay nhé.

Phí quản lý chung cư là gì?

Phí quản lý chung cư là các khoản chi phí đóng hàng tháng theo từng kỳ của cư dân cho bộ phận quản lý vận hành tòa nhà. Số tiền đóng sẽ được sử dụng để chi trả cho các hoạt động quản lý, vận hành nhà chung cư.

Theo quy định tại Điều 31 và Điều 10 Thông tư số 02/2016/TT-BXD:

  • Đối tượng: Do các chủ sở hữu nhà chung cư đóng hàng tháng hoặc theo định kỳ (đối với trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư mà chưa sử dụng) để đơn vị quản lý vận hành thực hiện các công việc quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Quy chế này”.
  • Hạng mục: Duy trì hoạt động bảo dưỡng thường xuyên của hệ thống kỹ thuật trong chung cư như thang máy, máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống báo cháy tự động, và nhiều thiết bị khác. Đồng thời, cung cấp dịch vụ về bảo vệ, giữ gìn vệ sinh và chăm sóc cảnh quan trong khuôn viên chung cư.

Hiện nay, phí quản lý vận hành chung cư được quy định khá cụ thể tại thông tư số 02/2016/TT-BXD. Loại phí này sẽ được dùng vào các mục đích khác nhau như:

Dựa theo cơ sở pháp lý, phí quản lý chung cư được dùng vào những trường hợp sau: 

  • Phí an ninh bảo vệ: Đảm bảo sự an toàn cho cư dân ở trong khu chung cư;
  • Phí dọn dẹp vệ sinh khu vực chung như hành lang, đường nội bộ: Luôn giữ sự thông thoáng sạch sẽ cho khu chung cư;
  • Phí sử dụng hồ bơi: Đây là dịch vụ công cộng của khu chung cư, bao gồm phí vệ sinh, bảo vệ,..;
  • Tiền chi trả cho việc tưới cây trong khuôn viên chung cư: Đảm bảo cây xanh trong khu vực luôn xanh tươi, đem lại sức sống cho khu chung cư;
  • Tiền điện khu vực thang máy: Khu vực công cộng giúp cư dân di chuyển;
  • Phí sửa chữa các thiết bị trong khu vực chung: Như đèn hành lang, hệ thống điện thang máy, nâng cấp đường nội bộ;
  • Phí lắp đặt hệ thống PCCC: Ưu tiên hàng đầu của khu chung cư để phòng ngừa có hỏa hoạn xảy ra….

Cách tính phí quản lý chung cư

Phí quản lý chung cư hoạt động trên những quy tắc:

  • Phí quản lý vận hành nhà chung cư sẽ đóng theo tháng hoặc theo định kì, tùy theo quy định của mỗi chung cư, và được tính trên mức giá quy định nhân với diện tích được ghi trong sổ hồng.
  • Mức phí sẽ được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, căn cứ vào nội dung các công việc cần quản lý, và phải đảm bảo công khai, minh bạch. Nếu chung cư thuộc quyền quản lý của Nhà nước thì giá dịch vụ sẽ được tính theo quy định của UBND cấp tỉnh.
  • Mọi khoản chi từ phí quản lý phải căn cứ vào thỏa thuận trước đó và sử dụng đúng mục đích, công khai.
  • Phí quản lý vận hành chung cư không bao gồm phí bảo trì phần sở hữu chung (như chi phí giữ xe, phí sử dụng nhiên liệu, năng lượng, điện nước,…).

Theo pháp luật quy định điều 106, luật nhà ở 2014, căn cứ để xác định chi phí quản lý vận hành tòa nhà bao gồm một số nội dung sau:

  • Nguyên tắc để xác định phí quản lý chung cư là phải công khai và minh bạch. Bên cạnh đó, mức giá để tính loại chi phí này phải được căn cứ theo nội dung quản lý và các dịch vụ kèm theo loại chung cư đó.
  • Phí quản lý chung cư không bao gồm các loại phí bảo trì các hệ thống chung, phí giữ xe, phí điện, nước,…
  • Trong trường hợp có nhiều người cùng sở hữu một căn hộ thì phí quản lý chung cư được tính theo thỏa thuận hợp đồng hoặc do hội nghị quyết định.
  • Trường hợp chỉ có một người sở hữu căn hộ thì phí quản lý chung cư sẽ được thực hiện như trong hợp đồng mua bán đã cam kết.

Cũng như phí quản lý tòa nhà văn phòng, cách tính loại phí quản lý chung cư cũng được pháp luật quy định tại thông tư số 02/2016/TT-BXD. Tham khảo cách tính chi phí quản lý chung cư theo công thức:

Phí quản lý chung cư = Giá dịch vụ quản lý trên 1 mét vuông (m2) X số diện tích sử dụng (m2)

Trong đó:

  • Nếu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì diện tích sử dụng được tính làm cơ sở để tính phí dịch vụ.
  • Nếu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì diện tích sử dụng được tính làm cơ sở để tính phí quản lý chung cư là diện tích thuộc phần sở hữu riêng của người sử hữu.

Ví dụ: Giá dịch vụ quản lý vận hành tính trên mỗi mét vuông (m2) = 6.000 đồng/m2/tháng. Diện tích sử dụng = 100 m2

=> Phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư = 6.000 * 100 = 600.000 Đồng/tháng.

Không đóng phí quản lý chung cư
Không đóng phí quản lý chung cư

Không đóng phí quản lý chung cư có sao không?

Hiện nay chưa có quy định pháp luật nào liên quan đến việc không đóng phí quản lý chung cư thì vó vi phạm hay không mà chỉ quy định trách nhiệm của người sử dụng chung cư.

Điều 39 quy định quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà chung cư phải đóng góp đầy đủ, đúng thời hạn kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung và các chi phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ.

Trường hợp chủ sở hữu không đóng kinh phí quản lý vận hành theo quy định sẽ bị xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư mà ban quản trị nhà chung cư đã ký với đơn vị quản lý vận hành.

Tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 6 của Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 02, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư được tạm ngừng cung cấp dịch vụ hoặc đề nghị đơn vị cung cấp điện, nước tạm ngừng cung cấp các dịch vụ này trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người sử dụng căn hộ đã được thông báo bằng văn bản đến lần thứ hai yêu cầu nộp kinh phí quản lý vận hành và kinh phí khác nhưng vẫn không nộp các kinh phí này.

Tuy nhiên, một số ban quản lý tòa nhà chung cư đã  cắt điện nước của các hộ dân do cư dân không đóng phí quản lý chung cư…

Xử phạt đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư

Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 68 Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Cụ thể:

Mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hợp đồng dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư lập không đúng quy định;

b) Không báo cáo công khai về công tác quản lý vận hành nhà chung cư với Ban quản trị nhà chung cư theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

c) Không báo cáo tình hình quản lý vận hành tại hội nghị nhà chung cư; không lấy ý kiến góp ý của người sử dụng về việc cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc lập hợp đồng dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư đúng quy định với hành vi quy định tại điểm a.

– Buộc báo cáo công khai về công tác quản lý vận hành nhà chung cư với Ban quản trị nhà chung cư hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định với hành vi quy định tại điểm b.

– Buộc báo cáo tình hình quản lý vận hành tại hội nghị nhà chung cư hoặc buộc lấy ý kiến góp ý của người sử dụng về việc cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định với hành vi quy định tại điểm c.

Mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không đủ điều kiện về năng lực, chức năng, quản lý vận hành nhà chung cư mà vẫn thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư;

b) Không đủ các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định;

c) Sử dụng người không có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư để thực hiện công việc chuyên môn theo quy định;

d) Quản lý, sử dụng kinh phí quản lý vận hành không đúng quy định;

đ) Thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo hợp đồng bảo trì khi không đủ năng lực bảo trì theo quy định.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc đảm bảo đủ điều kiện về năng lực, chức năng, quản lý vận hành nhà chung cư với hành vi quy định tại điểm a.

– Buộc đảm bảo đủ các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định với hành vi quy định tại điểm b.

– Buộc sử dụng người có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định với hành vi quy định tại điểm c.

– Buộc quản lý, sử dụng kinh phí quản lý vận hành đúng quy định với hành vi quy định tại điểm d.

– Buộc đảm bảo năng lực bảo trì khi thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư với hành vi quy định tại điểm đ.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Không đóng phí quản lý chung cư“ đã được Tư vấn Luật Đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới đơn xin tách sổ đỏ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline:  0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp



Khi nào được thu phí dịch vụ quản lý chung cư?

Căn cứ theo các khoản 3, 4 và 5 Điều 4 Thông tư số 02/2016/TT-BXD: thời gian thu phí dịch vụ quản lý vận hành chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư và đơn vị quản lý vận hành, trên cơ sở tuân theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng nhà chung cư có nghĩa vụ đóng toàn bộ kinh phí bảo trì và quản lý vận hành, cùng các lệ phí khác trong quá trình sử dụng nhà chung cư theo quy định cho ban quản trị chung cư hoặc đơn vị có quyền đại diện thu phí.

Việc đóng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện ra sao?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà chung cư như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà chung cư

3. Việc đóng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư với đơn vị quản lý vận hành trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhà ở. Việc sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phải bảo đảm đúng mục đích, công khai, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này; việc đóng góp các khoản phí, lệ phí trong quá trình sử dụng nhà chung cư phải tuân thủ các quy định của pháp luật.”
Như vậy, việc đóng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư với đơn vị quản lý vận hành trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhà ở.

Phí quản lý chung cư có chịu thuế GTGT không?

Phí quản lý chung cư sẽ được ban quản trị tòa nhà thu về và tính, nộp thuế theo quy định. Vì đây là các khoản phí liên quan đến việc vận hành của tòa nhà và đây là một loại kinh doanh dịch vụ. Do đó, phí quản lý chung cư sẽ chịu thuế GTGT với mức thuế suất 10% và người đóng phí sẽ nhận được hóa đơn theo đúng quy định pháp luật.