Hướng dẫn cách viết đơn khiếu nại về đất đai chuẩn năm 2023

12/07/2023 | 17:10 24 lượt xem Trà Ly

Trên thực tế, cơ quan có thẩm quyền có thể có hành vi hay quyết định về đất đai không đúng quy định pháp luật. Nếu cá nhân, tổ chức nhận thấy hành vi, quyết định đó không đúng quy định có thể nộp đơn khiếu nại về đất đai về cơ quan có thẩm quyền đó. Đơn khiếu nại về đất đai cần được trình bày một cách đầy đủ thông tin, rõ ràng, chi tiết. Nếu đang đang viết đơn khiếu nại về đất đai nhưng lại không biết phải viết như thế nào? hãy tham khảo hướng dẫn cách viết đơn khiếu nại về đất đai chuẩn của Tư vấn luật đất đai nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Khiếu nại 2011

Khiếu nại về đất đai là gì?

Khiếu nại được hiểu là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại 2011 quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Theo đó, khiếu nại đất đai là việc đối tượng khiếu nại thực hiện việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính về lĩnh vực đất đai xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Người khiếu nại chính là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. Ở đây chính là người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

Theo đó, người sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai 2013, bao gồm:

– Tổ chức trong nước;

– Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

– Cộng đồng dân cư;

– Cơ sở tôn giáo;

– Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại về đất đai?

Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần đầu

Để thực hiện quyền khiếu nại về đất đai phải có đủ điều kiện sau:

– Người khiếu nại tự mình thực hiện thì phải là người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại;

– Có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình.

– Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có người đại diện hợp pháp thực hiện khiếu nại trong trường hợp khiếu nại thông qua người đại diện;

– Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.

– Còn thời hiệu, thời hạn khiếu nại hoặc đã hết thời hiệu, thời hạn mà có lý do chính đáng.

– Khiếu nại chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.

Điều kiện thực hiện khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần hai

Ngoài các điều kiện theo thủ tục khiếu nại lần đầu thì khi thực hiện quyền khiếu nại về đất đai theo thủ tục khiếu nại lần 2 thì phải có quyết định giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu.

Hướng dẫn cách viết đơn khiếu nại về đất đai chuẩn năm 2023

Hình thức khiếu nại về đất đai

Theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 quy định người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại bằng một trong hai hình thức: Đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp, cụ thể:

– Khiếu nại bằng đơn:

Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ:

+ Ngày, tháng, năm khiếu nại;

+ Tên, địa chỉ của người khiếu nại;

+ Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;

+ Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;

+ Yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.

Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

– Khiếu nại trực tiếp:

Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung như hình thức khiếu nại bằng đơn.

Mẫu đơn khiếu nại về đất đai

Hướng dẫn cách viết đơn khiếu nại về đất đai

Ghi chú cách viết mẫu đơn khiếu nại về đất đai như sau:

– Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

– Họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại:

+ Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;

+ Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.

– Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

– Tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại.

– Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về việc gì (ghi rõ khiếu nại lần đầu hoặc lần hai).

– Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại; ghi rõ cơ sở của việc khiếu nại; yêu cầu giải quyết khiếu nại.

Khi viết đơn khiếu nại về đất đai cần lưu ý các nội dung sau:

– Tên đơn khiếu nại: Tùy thuộc vào từng quyết định, hành vi hành chính và mục đích khiếu nại.

Ví dụ: Đơn khiếu nại về việc không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Đơn khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất; Đơn khiếu nại về quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư…

– Nơi gửi đơn khiếu nại: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo từng quyết định cụ thể (căn cứ vào tên cơ quan ban hành trên tờ quyết định để xác định đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại).

Ví dụ:

+ Về quyết định thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn gửi tới Chủ tịch UBND cấp tỉnh (khiếu nại lần đầu);

+ Về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau gửi tới Chủ tịch UBND cấp huyện (khiếu nại lần đầu);…

– Nội dung, lý do khiếu nại: Trong đó nêu tóm tắt sự việc cần khiếu nại tuy nhiên cần đảm bảo ngắn gọn, súc tích, mạch lạc, đầy đủ nội dung chính và phải nêu rõ quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định này xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp người làm đơn.

– Yêu cầu giải quyết khiếu nại: Xem xét lại quyết định, hành vi để giải quyết theo đúng pháp luật và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Thông tin liên hệ

Tư vấn Luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Hướng dẫn cách viết đơn khiếu nại về đất đai chuẩn năm 2023. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ, thông tin pháp lý khác liên quan và các thông tin pháp lý như điều kiện để tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu khiếu nại về đất đai là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 48 Luật Khiếu nại 2011 thì:
– Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật.
– Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
– Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
– Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại về đất đai là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 50 Luật Khiếu nại 2011 thì:
– Thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai như sau:
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý để giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết.
– Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.