Mẫu hợp đồng cho thuê nhà ở công vụ năm 2023

15/01/2023 | 10:31 23 lượt xem Hương Giang

Cán bộ, công chức là một trong những lực lượng chiếm đông đảo trong xã hội. Đây là đội ngũ người lao động làm việc tại các cơ quan nhà nước và thực hiện những chủ trường chính sách của cơ quan nhà nước. Những đối tượng này sẽ được sử dụng, thuê mua nhà ở công vụ khi đáp ứng các điều kiện luật định. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến việc cho thuê nhà ở công vụ hiện nay. Nhiều độc giả băn khoăn không biết Mẫu hợp đồng cho thuê nhà ở công vụ là mẫu nào? Điều kiện để được thuê nhà ở công vụ là gì? Trình tự thủ tục cho thuê nhà ở công vụ thực hiện ra sao? Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Nhà ở 2014

Nhà ở công vụ là gì?

Theo tên gọi, nhà ở công vụ (Official residence) là loại hình nhà ở được xây dựng trên nguồn quỹ công do Nhà nước cấp và chỉ dành cho những người làm việc công, tức là các cán bộ, người có chức, có quyền hoặc người làm những nhiệm vụ đặc thù cho Tổ quốc. Không giống với nhà ở thông thường, nhà công vụ ngoài việc dùng để ở còn có các chức năng khác như tiếp khách hoặc phục vụ các công việc chung khác, tùy theo nhiệm vụ được giao.

Theo Khoản 5, Điều 3, Luật Nhà ở 2014 có định nghĩa như sau: Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.

Những ai được thuê nhà ở công vụ?

Tại Khoản 1 Điều 32 Luật nhà ở 2014, đối tượng được thuê nhà ở công vụ bao gồm:

  • Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ;
  • Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan trung ương giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên; được điều động, luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên;
  • Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm b khoản này được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu quốc phòng, an ninh, trừ đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang;
  • Giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
  • Bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
  • Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.

Điều kiện để được thuê nhà ở công vụ là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật Nhà ở 2014 thì điều kiện được thuê nhà ở công vụ được quy định cụ thể như sau:

– Đối với đối tượng là Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ thì được bố trí nhà ở công vụ theo yêu cầu an ninh;

– Các đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 32 Luật Nhà ở 2014 bao gồm:

  • Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan trung ương giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên; được điều động, luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên;
  • Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm b khoản này được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu quốc phòng, an ninh, trừ đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang;
  • Giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
  • Bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
  • Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.

Các đối tượng trên phải thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực khác nhau.

Mẫu hợp đồng cho thuê nhà ở công vụ

Bạn có thể tham khảo và tải về Mẫu hợp đồng cho thuê nhà ở công vụ tại đây:

Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng cho thuê nhà ở công vụ

1. Bên thuê có thể là đối tượng được thuê nhà ở công vụ hoặc là cơ quan trực tiếp quản lý người thuê, trường hợp Bên thuê là cơ quan thì ghi rõ thông tin về tên cơ quan, địa chỉ, tên người đại diện theo pháp luật của cơ quan đó.

2. Trường hợp Bên thuê là cơ quan trực tiếp quản lý người thuê nhà ở công vụ thì Bên thuê có trách nhiệm trích từ tiền lương của cán bộ, công chức được thuê nhà ở để trả cho Bên cho thuê..

3. Thời hạn thuê nhà ở căn cứ vào thời gian đảm nhận chức vụ theo quyết định điều động hoặc luân chuyển cán bộ nhưng tối đa không vượt quá năm năm.

4. Nếu Bên thuê nhà ở công vụ là cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ, công chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện và đóng dấu cơ quan đó.

Trình tự thủ tục cho thuê nhà ở công vụ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Đối tượng thỏa mãn các điều kiện thuê nhà công vụ cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:- Đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ (theo mẫu) có xác nhận của cơ quan đang trực tiếp quản lý- Bản sao quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển công tác có xác nhận của cơ quan ra quyết định hoặc cơ quan đang trực tiếp quản lý cán bộ, công chức.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Trong 10 ngày từ khi nhận đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ, cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người có nhu cầu thuê nhà ở công vụ kiểm tra và có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét để quyết định cho thuê nhà ở công vụ hay không.

– Trường hợp nhà ở công vụ của Chính phủ: Cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người có nhu cầu thuê nhà ở công vụ đăng ký thuê nhà ở công vụ với Bộ Xây dựng

– Trường hợp nhà ở công vụ của các Bộ, ngành được giao quản lý: Cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, ngành đó đang quản lý người đề nghị thuê nhà ở công vụ đăng ký thuê nhà ở công vụ với cơ quan quản lý nhà ở công vụ trực thuộc Bộ, ngành nêu trên.

– Trường hợp nhà ở công vụ của địa phương do UBND cấp tỉnh quản lý: Cơ quan, tổ chức đang quản lý người đề nghị thuê nhà ở công vụ đăng ký thuê nhà ở công vụ với Sở Xây dựng.

Buớc 3: Xem xét giải quyết hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào quỹ nhà ở công vụ hiện có và tiêu chuẩn nhà ở công vụ để xem xét việc phê duyệt đơn đề nghị thuê nhà công vụ đó hay không.

Thời hạn đưa ra quyết định là trong vòng 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người có nhu cầu thuê nhà ở công vụ.

Trường hợp không đủ điều kiện thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 4: Ký kết hợp đồng cho thuê nhà công vụ

Cơ quan có thẩm quyền quyết định cho thuê nhà ở công vụ gửi Quyết định bố trí cho thuê đến đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ, cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê và người được thuê nhà ở công vụ.

Sau đó, các cơ quan này sẽ cùng phối hợp trong việc quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ. Bên thuê và bên cho thuê (cơ quan quản lý nhà công vụ|) sẽ trao đổi và ký kết hợp đồng thuê nhà ở công vụ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành.

Bước 5: Thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ

Người thuê nhà ở công vụ thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ theo đúng số tiền và thời hạn đã ghi trong Hợp đồng thuê nhà ở công vụ theo luật định.

Hợp đồng cho thuê nhà ở công vụ
Hợp đồng cho thuê nhà ở công vụ

Quy định về giá thuê và việc thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ như thế nào?

Giá thuê và việc thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ được quy định tại Điều 51 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở, theo đó:

  1. Giá thuê nhà ở công vụ được xác định theo quy định tại Điều 33 của Luật Nhà ở.
  2. Việc thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ được quy định như sau:

a) Người được thuê nhà ở công vụ có trách nhiệm trả tiền thuê nhà ở theo đúng nội dung hợp đồng thuê nhà đã ký kết và phù hợp với thời điểm được Nhà nước thanh toán tiền lương theo quy định. Trường hợp người thuê không trả tiền thuê trong ba tháng liên tục thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ có quyền yêu cầu cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê nhà ở công vụ khấu trừ từ tiền lương của người thuê nhà để trả tiền thuê nhà; cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê nhà ở có trách nhiệm khấu trừ tiền lương của người thuê nhà để trả cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ;

b) Trường hợp thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ mà tiền thuê nhà ở thương mại cao hơn số tiền thuê do người thuê phải trả thì người thuê phải trả tiền thuê nhà không vượt quá 10% tiền lương đang được hưởng tại thời điểm thuê nhà ở công vụ; ngân sách nhà nước chi trả phần chênh lệch tiền thuê nhà ở theo nguyên tắc ngân sách trung ương chi trả cho cán bộ thuộc diện cơ quan trung ương quản lý, ngân sách địa phương chi trả cho cán bộ thuộc diện cơ quan địa phương quản lý.

Thủ tục thanh toán phần tiền chênh lệch quy định tại khoản này được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

c) Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ ký hợp đồng thuê nhà với cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê nhà ở công vụ thì cơ quan này có trách nhiệm trích từ tiền lương của người thuê nhà ở để trả cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ theo quy định tại Khoản này.

  1. Bộ Tài chính hướng dẫn tiền thu được từ việc cho thuê nhà ở công vụ được dùng để bảo trì và chi phí cho hoạt động quản lý vận hành nhà ở đó; trường hợp không đủ kinh phí thì ngân sách nhà nước hỗ trợ thêm để chi trả.
  2. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá thuê nhà ở công vụ.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hợp đồng cho thuê nhà ở công vụ”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian sử dụng nhà công vụ là bao lâu?

Thời gian sử dụng của nhà công vụ không phải là mãi mãi mà chỉ được quy định trong một thời gian nhất định. Cán bộ đó có thể được cấp hoặc thuê lại nhà ở công vụ với mức giá thấp và sử dụng trong thời gian còn đảm nhận chức vụ, công tác.

Nguyên tắc xác định giá thuê nhà ở công vụ được quy định ra sao?

Tại Điều 33 Luật nhà ở 2014, nguyên tắc xác định giá thuê như sau:
Tính đúng, tính đủ các chi phí cần thiết để thực hiện quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê trong quá trình sử dụng nhà ở công vụ.
Không tính tiền sử dụng đất xây dựng nhà ở công vụ và không tính chi phí khấu hao vốn đầu tư xây dựng nhà ở công vụ hoặc chi phí mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ.
Giá thuê nhà ở công vụ do cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật này quyết định và được xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ.
Trường hợp thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ thì người thuê nhà ở công vụ trả tiền thuê nhà ở thấp hơn giá thuê nhà ở thương mại theo quy định của Chính phủ.

Có được khấu trừ tiền lương để trả tiền thuê nhà ở công vụ không?

Căn cứ Khoản 2 Điều 12 Thông tư 09/2015/TT-BXD quy định như sau:
Trường hợp người thuê nhà ở công vụ không trả tiền thuê trong 03 tháng liên tục thì cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người thuê nhà ở công vụ khấu trừ tiền lương của người thuê nhà ở công vụ để thanh toán tiền thuê nhà cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ.
Như vậy, trong trường hợp mà bạn đề cập thì cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người thuê nhà ở công vụ được khấu trừ tiền lương của người thuê nhà ở công vụ để thanh toán tiền thuê nhà cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ.