Giám định xây dựng được biết đến là một trong những nội dung quan trọng và cần thiết được quan tâm trong hoạt động xây dựng để tiến hành đánh giá và đưa ra kết luận chuyên môn của việc thực hiện hoạt động này. Vậy chi tiết quy định về giám định xây dựng là gì? Các nội dung xoay quanh về việc giám định xây dựng ra sao và trình tự thực hiện giám định xây dựng hiện nay như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Giám định xây dựng là gì?
Giám định xây dựng là hoạt động kiểm định xây dựng và đánh giá sự tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, được tổ chức thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của cơ quan này.
Thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định xây dựng
Theo phân tích nêu trên, có thể thấy rằng hoạt động giám định xây dựng có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm định xây dựng và đánh giá sự tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, được tổ chức thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Pháp luật có quy định về thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định xây dựng, cụ thể như sau:
Cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 06/2021/NĐ-CP bao gồm:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định đối với các công trình trên địa bàn, trừ trường hợp sau:
+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức giám định đối với công trình quốc phòng, an ninh;
+ Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức giám định xây dựng đối với các công trình xây dựng khi được Thủ tướng Chính phủ giao;
– Thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
Nội dung thực hiện giám định và chi phí tổ chức giám định xây dựng như thế nào?
Lĩnh vực giám định xây dựng hiện nay trên rất nhiều lĩnh vực, trong đó giám định tư pháp xây dựng là một lĩnh vực đóng vai trò rất quan trọng đây là việc cá nhân, tổ chức giám định tư pháp xây dựng sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ để đánh giá, kết luận về chuyên môn đối với những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định trong hoạt động đầu tư xây dựng theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo qui định của pháp luật. Pháp luật quy định về nội dung thực hiện giám định và chi phí tổ chức giám định xây dựng như sau:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về nội dung giám định xây dựng bao gồm:
– Giám định chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình, công trình xây dựng;
– Giám định nguyên nhân hư hỏng, sự cố công trình xây dựng theo quy định tại Chương IV Nghị định 06/2021/NĐ-CP;
– Các nội dung giám định khác.
Tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về Chi phí giám định xây dựng bao gồm một số hoặc toàn bộ các chi phí sau:
+ Chi phí thực hiện giám định xây dựng của cơ quan giám định bao gồm công tác phí và các chi phí khắc phục vụ cho công tác giám định;
+ Chi phí thuê chuyên gia tham gia thực hiện giám định xây dựng bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác và tiền công chuyên gia;
+ Chi phí thuê tổ chức thực hiện kiểm định phục vụ giám định xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan phù hợp với khối lượng công việc của đề cương kiểm định;
+ Chi phí cần thiết khác phục vụ cho việc giám định.
– Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định.
Trường hợp kết quả giám định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì tổ chức, cá nhân đó phải chịu chi phí giám định tương ứng với lỗi do mình gây ra và tổ chức xử lý khắc phục.
Trình tự thực hiện giám định xây dựng
Pháp luật quy định rất cụ thể về giám định xây dựng, theo đó việc giám định này cần phải được thực hiện phối hợp với việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên môn áp dụng trong hoạt động giám định xây dựng là các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng trong xây dựng theo quy định của pháp luật. Quy định về trình tự thực hiện giám định xây dựng chi tiết như sau:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2021/TT-BXD quy định về trình tự thực hiện giám định xây dựng như sau:
– Cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định xây dựng (gọi tắt là cơ quan giám định) thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình về việc tổ chức giám định với các nội dung chính, bao gồm: căn cứ thực hiện, đối tượng, thời gian, nội dung giám định;
– Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tập hợp hồ sơ, tài liệu và các số liệu kỹ thuật có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan giám định;
– Cơ quan giám định tổ chức thực hiện giám định xây dựng trên cơ sở hồ sơ, tài liệu, số liệu kỹ thuật có liên quan và kết quả kiểm định đã thực hiện (nếu có).
Trường hợp cần thiết, cơ quan giám định chỉ định tổ chức kiểm định xây dựng phù hợp thực hiện kiểm định để phục vụ công tác giám định;
– Cơ quan giám định thông báo kết luận giám định theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 10/2021/TT-BXD cho các bên có liên quan.
Trường hợp cần thiết, cơ quan giám định tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan về nội dung kết luận giám định.
Thông tin liên hệ:
Tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Giám định xây dựng là gì?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về giá đất bồi thường khi thu hồi đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Không canh tác đất trồng lúa hơn 01 năm thì có bị thu hồi không?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Mẫu hợp đồng môi giới nhà đất mới năm 2022
Câu hỏi thường gặp:
Thông báo kết luận giám định xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 10/2021/TT-BXD bao gồm các nội dung chính sau:
– Căn cứ thực hiện giám định;
– Thông tin chung về đối tượng giám định;
– Nội dung giám định;
– Trình tự tổ chức thực hiện giám định;
– Kết quả giám định;
– Phân định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan và biện pháp xử lý, khắc phục (nếu có).
Căn cứ Điều 9 Thông tư 17/2021/TT-BXD quy định về việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện giám định như sau:
– Căn cứ vào đối tượng, nội dung giám định quy định tại Điều 3 và danh sách tổ chức, cá nhân giám định tư pháp xây dựng đã được đăng tải theo quy định tại Điều 8 Thông tư này, người trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định lựa chọn tổ chức, cá nhân giám định tư pháp xây dựng phù hợp để ra quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định.
– Trường hợp không lựa chọn được tổ chức, cá nhân giám định tư pháp xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người trưng cầu giám định đề nghị cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành giới thiệu tổ chức, cá nhân ngoài danh sách đã được đăng tải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, phù hợp với đối tượng, nội dung giám định.
Giám định tư pháp về chi phí xây dựng công trình, bao gồm: giám định về tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, giá gói thầu xây dựng; thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng và các vấn đề khác có liên quan; giám định tư pháp về giá trị nhà ở và bất động sản.