Điều kiện lập dự án đầu tư xây dựng năm 2023 là gì?

19/05/2023 | 14:25 23 lượt xem Gia Vượng

Đầu tư là một hoạt động quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia, đặc biệt có thể kế đến là việc đầu tư trong xây dựng. Việc phát triển các khu dân cư, đô thị hay các công trình xây dựng nhà ở hiện đại cho thấy sự phát triển của nền kinh tế của quốc gia đó. Vậy khi muốn lập dự án đầu tư thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Bạn đọc hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết “Điều kiện lập dự án đầu tư xây dựng năm 2023 là gì?” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020

Dự án đầu tư xây dựng là gì?

Từ lâu việc đầu tư đã không còn là việc xa lạ, hiếm gặp với nền kinh tế của nước ta. Trong nhiều năm nay khi hoạt động đầu tư đã ngày càng diễn ra mạnh mẽ và thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, hoạt động đầu tư trong lĩnh vực xây dựng được xem là rất phổ biến ở nước ta. Theo đó, Luật Xây dựng 2014 đã quy định cụ thể về định nghĩa dự án đầu tư xây dựng như sau:

“Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng”.

Như vậy, dự án đầu xây dựng là tập hợp tất cả các đề xuất, kiến nghị có tiềm năng và tiến hành đầu tư vốn vào các dự án xây dựng để tiến hành sửa chữa, cải tạo… nhằm mục đích cuối cùng là lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận.

Có những loại dự án đầu tư xây dựng nào hiện nay?

Tùy thuộc vào mục đích, đặc điểm mà hiện nay pháp luật nước ta phân chia các loại dự án đầu tư xây dựng như sau:

Thứ nhất, phân theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án. Dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, bao gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C.

Thứ hai, Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

Điều kiện lập dự án đầu tư xây dựng năm 2023 là gì?

Thứ ba, Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác.

Điều kiện lập dự án đầu tư xây dựng năm 2023 là gì?

Việc lập dự án đầu tư chính là một công việc có tính chất và quá trình thành lập khá phức tạp, việc này đòi hỏi phải có một kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cao. Đối với người lập dự án đầu tư thì phải có trình độ và kiến thức chuyên môn sâu về kinh tế, về tài chính và về quản trị doanh nghiệp.

Quy định về lập dự án đầu tư xây dựng theo Điều 52 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020) như sau:

(1) Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại (3) và (4). 

Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định và quy định khác của pháp luật có liên quan.

(2) Trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được quy định như sau:

– Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công; dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; 

Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;

– Đối với dự án không thuộc quy định tại điểm a khoản này, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định;

– Trình tự lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 53 Luật Xây dựng 2014, trừ dự án PPP.

(3) Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:

– Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

– Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.

(4) Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng

Có thể thấy rằng trong một dự án đầu tư xây dựng thì sẽ phụ thuộc vào mức độ của dự án, yêu cầu của dự án, mục đích của dự án để chủ đầu tư lập dự án đầu tư xây dựng. Một dự án đầu tư xây dựng có thể chỉ cần lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc phải vừa lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng vừa phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc cũng có những dự án chỉ cần phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, cũng có những dự án không phải lập dự án. Vậy yêu cầu về các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng ra sao?

  • Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của Nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
  • Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
  • Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.
  • Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
  • Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
  • Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện theo quy định.
  • Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
  • Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.
  • Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Điều kiện lập dự án đầu tư xây dựng năm 2023 là gì?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về chia đất khi ly hôn, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Yêu cầu về tính khoa học trong việc lập dự án đầu tư xây dựng như thế nào?

Tính khoa học: Khi lập dự án đầu tư thì người lập dự án đầu tư phải có một quá trình nghiên cứu tỷ mỷ, phải tính toán thận trọng và thật chính xác từng nội dung của dự án, đặc biệt là những nội dung về công nghệ, về tài chính, về thị trường sản phẩm và dịch vụ. Tức là phải dựa vào các kỹ thuật phân tích lợi ích và chi phí.

Yêu cầu về tính thực tiễn trong việc lập dự án đầu tư xây dựng như thế nào?

Tính thực tiễn: Yêu cầu mỗi nội dung của dự án phải được nghiên cứu xác định dựa trên cơ sở phân tích đánh giá đúng mức những điều kiện và hoàn cảnh mà có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến các hoạt động đầu tư. Có nghĩa là khi lập dự án đầu tư phải phân tích kỹ lưỡng những yếu tố của môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến cả quá trình đầu tư, đến sự cần thiết của dự án đầu tư

Yêu cầu về tính pháp lý trong việc lập dự án đầu tư xây dựng như thế nào?

Tính pháp lý: Khi lập dự án đầu tư, người lập dự án đầu tư phải dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc, nghĩa là phải nghiên cứu thật đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng, của Nhà nước, cũng như của địa phương cùng các văn bản pháp lý có liên quan đến các hoạt động đầu tư