Hiện nay, vì đặc thù của ngành nên một số chức danh, vị trí làm việc đòi hỏi người lao động và tổ chức sử dụng lao động phải có các chứng chỉ chuyên môn cần thiết, đặc biệt là ngành xây dựng. Một trong những chứng chỉ phổ biến trong ngành xây dựng đó là chứng chỉ năng lực xây dựng. Vậy liệu theo quy định hiện hành, Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không? Quy định về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hiện nay như thế nào? Trường hợp nào không cần chứng chỉ năng lực xây dựng? Để được làm sáng tỏ, Tư vấn luật đất đai mời quý bạn đọc tìm hiểu nội dung sau.
Căn cứ pháp lý
Quy định về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hiện nay
Ngành nghề xây dựng hiện nay đòi hỏi các cá nhân, tổ chức hành nghề phải trang bị một số kĩ năng, kiến thức cần thiết. Trong đó, đối vơi một số vị trí nhất định công ty cần phải được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới được triển khai dự án. Pháp luật quy định về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hiện nay như sau:
Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
Căn cứ khoản 1 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng trong các lĩnh vực như sau:
– Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
+ Khảo sát xây dựng;
+ Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
+ Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
+ Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
+ Thi công xây dựng công trình;
+ Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
+ Kiểm định xây dựng;
+ Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Thời gian và hiệu lực của chứng chỉ năng lực:
– Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa trong thời hạn 05 năm. Tổ chức phải làm thủ tục cấp lại khi chứng chỉ năng lực hết hiệu lực hoặc khi có nhu cầu. Trường hợp có thay đổi nội dung chứng chỉ năng lực phải làm thủ tục cấp lại trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có thay đổi.
– Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trên toàn quốc thông qua việc cấp, quản lý mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử của mình.
Phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực xây dựng:
- Chứng chỉ năng lực xây dựng Hạng I: được giám sát thi công xây dựng công trình tất cả các cấp cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực;
- Chứng chỉ năng lực xây dựng Hạng II: Được giám sát công trình xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.
- Chứng chỉ năng lực xây dựng Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.
Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?
Xây dựng là một trong những ngành nghề phổ biến trong đời sống hiện nay. Trong một số phạm vi công việc nhất định, khi tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến xây dựng thì tổ chức bắt buộc phải có các giấy tờ, chứng chỉ cần thiết. Vậy liệu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có bắt buộc không, độc giả hãy cùng theo dõi nhé:
Như trên đã đề cập về các lĩnh vực xây dựng thì theo khoản 2 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực), trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.
Và căn cứ khoản 3 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Nghị định này khi tham gia các công việc sau:
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định này; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
+ Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
+ Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
+ Thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;
+ Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;
+ Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014.
Như vậy, tổ chức chỉ thực hiện việc cung cấp và lắp đặt cửa nhựa lõi thép không ảnh hưởng đến an toàn kết cấu an toàn chịu lực công trình thì không thuộc đối tượng yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
Trường hợp nào không cần chứng chỉ năng lực xây dựng?
Trong một số công việc nhất định, khi tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến xây dựng thì chứng chỉ năng lực xây dựng là giấy tờ cần phải có. Tuy nhiên không phải mọi tổ chức đều bắt buộc phải làm thủ tục xin cấp loại chứng chỉ này. Vậy Trường hợp nào không cần chứng chỉ năng lực xây dựng, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nhé:
Khoản 3 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định, tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực xây dựng khi tham gia các công việc sau:
– Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định này; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
– Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
– Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
– Thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;
– Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;
– Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014.
Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề phù hợp và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?” hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là Tra cứu chỉ giới xây dựng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I;
Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình.
Trường hợp tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng với các hạng khác nhau thì cơ quan cấp chứng chỉ năng lực hạng cao nhất sẽ thực hiện cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức đó. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trên toàn quốc thông qua việc cấp, quản lý mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.