Quy trình về chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình

03/11/2022 | 09:03 908 lượt xem Thủy Thanh

Đi kèm với nhu cầu của con người ngày càng tăng cao về việc sử dụng các công trình, thiết bị nên hiện nay xuất hiện rất nhiều những công trình đã được xây dựng. Theo đó cũng có ngày càng nhiều các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thi công lắp đặt thiết bị công trình. Vậy việc lắp đặt thiết bị công trình có cần phải có chứng chỉ hay không?, và “Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình” được quy định như thế nào?. hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi muốn mở công ty chuyên thi công và lắp đặt thiết bị công trình thì có bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình hay không ạ. Nếu có thì hồ sơ cần chuẩn bị những gì và thủ tục để thi lấy chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình thực hiện như thế nào ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình là gì?

Theo quy định tại Khoản 39, Điều 3 Luật Xây dựng 2014 thì thiết bị công trình được hiểu là: “Thiết bị công trình là thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng”.

Như vậy, năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình là khả năng đáp ứng các điều kiện để được thi công, lắp đặt các thiết bị vào công trình xây dựng theo thiết kế có sẵn.

Trên thực tế không tồn tại một chứng chỉ riêng là chứng chỉ thi công lắp đặt thiết bị công trình mà đây sẽ là một trong những lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp được đăng ký trong Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt công trình gồm các lĩnh vực cụ thể dưới đây:

– Thi công xây dựng công trình dân dụng.

– Thi công xây dựng các công trình công nghiệp.

– Thi công công trình giao thông như cầu, đường, hầm, cảng.

– Thi công xây dựng công trình thủy lợi (nông nghiệp phát triển nông thôn).

– Thi công xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.

– Thi công công trình cấp thoát nước.

– Thi công lắp đặt thiết bị dân dụng, công nghiệp.

– Thi công xây dựng đường dây và trạm biến áp từ 35KV – 500KV.

Để có thể được hoạt động trong lĩnh vực thi công lắp đặt thiết bị công trình thì doanh nghiệp cần phải đăng ký Chứng chỉ năng lực thi công công trình xây dựng.

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là sự công nhận hợp pháp của chính phủ về khả năng thi công, giám sát, quản lý hoạt động xây dựng của các doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực này. 

Đồng thời, bạn sẽ tránh được những rắc rối liên quan đến thủ tục pháp lý khi đi vào vận hành, quản lý, thi công công trình.

Với vai trò quan trọng như vậy nên pháp luật quy định rất chặt chẽ đối với tổ chức muốn tham gia vào hoạt động xây dựng. 

Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực cung cấp lắp đặt thiết bị công trình

Chứng chỉ năng lực cung cấp lắp đặt thiết bị hạng 1

+, Có đăng ký thành lập doanh nghiệp, tổ chức.

+, Có hợp đồng và biên bản nghiệm thu trước thời điểm tháng 03/0216 đạt quy mô phân cấp công trình. (Phải có ít nhất 1 hợp đồng hạng I hoặc 2 hợp đồng hạng II kèm theo biên bản nghiệm thu hoàn thành) áp dụng đối với doanh nghiệp xin lần đầu.

+, Trường hợp doanh nghiệp đã có chứng chỉ hạng 2 thì hợp đồng quy định sau thời điểm cấp chứng chỉ kèm theo biên bản nghiệm thu hoàn thành.

+, Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng phải có chứng chỉ hành nghề hạng 1 phù hợp với lĩnh vực muốn xin.

+, Cán bộ phụ trách và công nhân kỹ thuật phải có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký.

+, Có máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình xây dựng.

Chứng chỉ năng lực cung cấp lắp đặt thiết bị hạng 2, 3

+, Có đăng ký thành lập doanh nghiệp, tổ chức.

+, Đối với chứng chỉ năng lực cung cấp lắp đặt thiết bị hạng II: Phải có ít nhất 1 hợp đồng hạng II hoặc 2 hợp đồng hạng III kèm theo biên bản nghiệm thu hoàn thành.

+, Đối với chứng chỉ năng lực cung cấp lắp đặt thiết bị hạng III thì không yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện công việc.

+, Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng phải có chứng chỉ hành nghề hạng 2,3 phù hợp với lĩnh vực muốn xin.

+, Cán bộ phụ trách và công nhân kỹ thuật phải có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký.

+, Có máy móc thiết bị phục vụ thi công xây dựng công trình.

Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình
Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình

Thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị vào công trình

Tổ chức có nhu cầu cần đáp ứng các điều kiện: Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Đáp ứng điều kiện về chuyên môn, điều kiện đối với từng hạng chứng chỉ năng lực.

Sau khi xem xét điều kiện, tổ chức chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh và thực hiện theo các bước sau đây để xin cấp chứng chỉ:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, Nộp hồ sơ tới có quan cấp chứng chỉ

Tổ chức chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn chính

Nộp tới có quan có thẩm quyền tương ứng với từng hạng chứng chỉ:

Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình hạng 1Cục quản lý hoạt động xây dựng (Thuộc Bộ Xây dựng)
Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình hạng 2– Sở Xây dựng– Tổ chức xã hội- nghề nghiệp đáp ứng điều kiện
Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình hạng 3

Cách thức nộp hồ sơ:

– Qua đường bưu điện

– Nộp trực tiếp tại trụ sở

– Nộp online (nếu có)

Bước 2: Thẩm tra hồ sơ của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ

Cơ quan có thẩm quyền thẩm tra hồ sơ như sau:

Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực để đánh giá cấp chứng chỉ năng lực.

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực quyết định việc cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng sau khi có kết quả đánh giá của Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

Sau khi thẩm tra hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện 1 trong 2 hoạt động

– Thông báo tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ (bằng văn bản) trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không đầy đủ

– Đồng ý cấp chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình (trong trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ)

Bước 3: Nộp lệ phí nhà nước, trả kết quả (chứng chỉ)

Tổ chức được cấp chứng chỉ nộp lệ phí nhà nước và nhận chứng chỉ theo giấy hẹn của cơ quan có thẩm quyền.

Bước 4: Đăng tải thông tin

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ có trách nhiệm đăng tải thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được cấp chứng chỉ nêu trên lên trang thông tin điện tử do mình quản lý, đồng thời gửi thông tin đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

Thời gian thực hiện đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp chứng chỉ. Thời gian thực hiện tích hợp thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin cửa cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình chuẩn nhất

Theo quy định tại Điều 50 Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng;
  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức;
  • Bản kê khai danh sách, kinh nghiệm kèm theo chứng chỉ hành nghề, hợp đồng lao động của những cá nhân chủ chốt theo mẫu;
  • Bản kê khai theo mẫu về kinh nghiệm của tổ chức ít nhất 3 (ba) công việc tiêu biểu trong thời gian gần nhất cho mỗi lĩnh vực liên quan đến nội dung đăng ký;
  • Bản kê khai năng lực tài chính; máy, thiết bị, phần mềm máy tính theo yêu cầu đối với từng lĩnh vực đăng ký;
  • Quy trình quản lý thực hiện công việc; hệ thống quản lý chất lượng tương ứng với từng lĩnh vực đăng ký.

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình“ theo pháp luật hiện hành. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Ngoài ra nếu bạn đọc có quan tấm đến các vấn đề khác liên quan như là làm sổ đỏ,  xin cấp lại sổ đỏ bị mất, Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, gia hạn thời hạn sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư, làm sổ đỏ mới, muốn tách sổ đỏ,… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Tư vấn luật đất đai qua số hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thi công lắp đặt thiết bị công trình có cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng không?

Thứ nhất, Thi công xây dựng công trình có cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng.
Theo quy định tại Luật Xây dựng (Khoản 3 điều 148) thì Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực theo quy định bao gồm:
– Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
– Khảo sát xây dựng;
– Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
– Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
– Thi công xây dựng công trình; tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
Thứ hai, Thi công lắp đặt thiết bị công trình là hoạt động thuộc lĩnh vực Thi công xây dựng công trình
Theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP, Thi công xây dựng công trình bao gồm:
– Thi công công tác xây dựng công trình dân dụng
– Thi công công tác xây dựng công trình nhà công nghiệp
– Thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản
– Thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp dầu khí
– Thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp năng lượng, gồm:
– Thi công công tác xây dựng công trình giao thông, gồm:
– Thi công công tác xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)
– Thi công công tác xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật:
Thi công lắp đặt thiết bị vào công trình
– Thi công công tác xây dựng chuyên biệt (cọc; gia cố, xử lý nền móng, kết cấu công trình; kết cấu ứng suất trước; kết cấu bao che, mặt dựng công trình;…)
Từ hai quy định trên cho thấy, tổ chức có nhu cầu hoạt động thi công lắp đặt thiết bị công trình cần phải xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo đúng quy định pháp luật.

Phạm vi hoạt động của chứng chỉ hành nghề giám sát lắp đặt thiết bị công trình như thế nào?

Phạm vi hoạt động của chứng chỉ hành nghề giám sát lắp đặt thiết bị công trình; công nghệ: (Khoản 3, điều 49, NĐ 59/2015/NĐ-CP)
a) Hạng I: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
b) Hạng II: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp I cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
c) Hạng III: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp II cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng thuộc về cơ quan nào?

Tại Điều 12 Thông tư 17/2016/TT-BXD về thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực xây dựng như sau:
Điều 12. Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực
Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực (sau đây viết là Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực) gồm:
Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I.
Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình.
Trường hợp tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực với các hạng khác nhau thì Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực hạng cao nhất sẽ thực hiện cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức đó.
Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực có thẩm quyền thu hồi, cấp lại, Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực của tổ chức do mình cấp.
Chứng chỉ năng lực có hiệu lực trong thời hạn 05 năm. Tổ chức có chứng chỉ năng lực đã hết hạn hoặc có nhu cầu Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực phải làm thủ tục cấp lại theo quy định của Thông tư này.”
Theo quy định trên,
Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I;
Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình.
Việc phân cấp thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình giúp đảm bảo quyền hạn theo quy định pháp luật. Đồng thời tránh tình trạng quá tải nếu chỉ quy định một cơ quan có quyền cấp chứng chỉ.