Đất đai là một tài nguyên quý giá của quốc gia, một loại tài sản đặc biệt và có giá trị lớn. Theo đó mà khi cá nhân, tổ chức thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai như chuyển nhượng, tặng cho hay đăng ký biến động đất đai… đều sẽ phải tuân thủ trình tự, thủ tục nhất định. Văn phòng đất đai chính là cơ quan có chức năng thực hiện việc đăng ký đất đai và tài sản khác gắm liền với đất; đồng thời, cơ quan này còn xây dựng, quản lý, chỉnh lý thông nhất hồ sơ địa chính… Hãy cùng tìm hiểu chi tiết quy định về Chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai là gì? tại bài viết sau của tư vấn luật đất đai:
Căn cứ pháp lý
Văn phòng đăng ký đất đai là gì?
Khi người dân thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai thì thường nghe nhắc đến Văn phòng đăng ký đất đai. Vậy chi tiết văn phòng đăng ký đất đai là cơ quan như thế nào? Theo Khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai hướng dẫn về chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai như sau:
Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Kinh phí hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.”
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai.
Chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai là gì?
Văn phòng có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng, được nhà nước bố trí trụ sở, trang thiết bị làm việc, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Sở về tổ chức, biên chế và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.
Văn phòng đăng ký đất đai có các chức năng sau:
– Thực hiện đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất;
– Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp được ủy quyền theo quy định;
– Xây dựng, quản lý, cập nhật, đo đạc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;
– Thống kê, kiểm kê đất đai;
– Cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
– Thực hiện các dịch vụ khác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai
Văn phòng đăng ký đất đai có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
– Thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).
– Thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận, quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
– Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính.
– Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
– Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
– Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.
– Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.
(Khoản 4 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, Điều 1, 2 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC)
Mời bạn xem thêm:
- Khi nào thì nhà ở xã hội có thể được bán lại năm 2022?
- Đất chưa có Sổ đỏ, bác ruột vẫn có thể tặng cho cháu hay không?
- Mẫu hợp đồng cho mượn nhà ở năm 2022
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai là gì?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo hợp đồng đặt cọc nhà đất đơn giản. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Số lượng chi nhánh Văn phòng theo số lượng quận, huyện tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Chi nhánh Văn phòng có Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc và 03 bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ (Hành chính – Tổng hợp, Đăng ký đất đai và kỹ thuật, Thông tin – Lưu trữ). Các bộ phận thuộc Chi nhánh Văn phòng có Trưởng Bộ phận và 01 Phó Bộ phận.
Số lượng người làm việc (bao gồm số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu dịch vụ và các nguồn thu hợp pháp khác) của Văn phòng được giao trên cơ sở đề án vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế, số lượng người làm việc của Sở Tài nguyên và Môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cơ chế hoạt động và quản lý tài chính
– Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
– Cơ chế quản lý tài chính của Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện theo Điều 4 của Thông tư Liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường – Bộ Nội vụ – Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.