Chính sách nhà ở cho sĩ quan quân đội

07/11/2022 | 16:28 125 lượt xem Thủy Thanh

Sĩ quan quân đội là lực lượng nòng cốt của quân đội nhân dân Việt Nam và đóng vai trò là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội. Sĩ quan quân đội có vai trò lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ đảm bảo nền an ninh quốc phòng của nước ta. Những sĩ quan quân đội này sẽ được Nhà nước ưu tiễn hưởng một số chính sách đãi ngộ về lương, phụ cấp cũng như về nhà ở. Vậy ” chính sách nhà ở cho sĩ quan quân đội” được quy định như thế nào hiện nay?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, chông tôi là một sĩ quan quan đội, do tính chất công việc nên chồng tôi rất ít khi ở nhà với gia đình. Hiện giờ tôi và chồng muốn mua một căn nhà để ở thì có được hưởng chính sách ưu đãi gì không ạ?. Pháp luật hiện nay quy định về chính sách nhà ở cho sĩ quan quân đội ra sao ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Sĩ quan quân đội là gì?

Theo điều 1, Chương I, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2019, Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Uý, cấp Tá, cấp Tướng. Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu của Sĩ quan do Chính phủ quy định.

Hiểu một cách đơn giản, Sĩ quan quân đội là những người thuộc Lực lượng vũ trang của quân đội. Họ có nhiệm vụ chính là bảo vệ sự bình yên, an toàn và an ninh quốc gia. Họ có thể là những người thuộc các chức vị lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc là quân nhân thực hiện các nhiệm vụ trực tiếp.

Ngoài ra, dựa vào tính chất nhiệm vụ, Sĩ quan quân đội được chia thành 2 ngạch chính là: Sĩ quan dự bị và Sĩ quan tại ngũ. Tại một số nước thì dưới cấp Sĩ quan sẽ có hạ Sĩ quan, thượng Sĩ quan, trung sĩ và hạ sĩ. Còn tại Việt Nam Sĩ quan quân đội có các cấp hàm như: Uý, Tá, Tướng. Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam là công dân Việt Nam như sau: Họ là những người hoạt động trong lĩnh vực về quân sự. Sĩ quan quân đội được nhà nước phong quân hàm cấp Uý, cấp Tá và cấp Tướng.

Họ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, thực hiện quản lý, hoặc đứng đầu chỉ huy hoặc cũng có thể là người trực tiếp tham gia vào một số nhiệm vụ được giao. Họ là những người cán bộ Đảng viên gương mãi và luôn đi đầu trong công tác thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước.

Điều kiện trở thành Sĩ quan là gì?

Để trở thành Sĩ quan quân đội Việt Nam, các bạn cần đáp ứng điều kiện gì? Trong Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân sửa đổi 2019, tại điều 12 có quy định về tiêu chuẩn Sĩ quan cụ thể như sau:

1. Tiêu chuẩn chung:

a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;

c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hóa, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;

d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà Sĩ quan đảm nhiệm. 2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của Sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.

Thông tin thêm:

Tuổi phục vụ tại ngũ của Sĩ quan Tuổi phục vụ tại ngũ của Sĩ quan được quy định tại Điều 13, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2019. Theo đó, hạn tuổi cao nhất của Sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:

+, Cấp Úy: nam 46, nữ 46;

+, Thiếu tá: nam 48, nữ 48;

+, Trung tá: nam 51, nữ 51;

+, Thượng tá: nam 54, nữ 54;

+, Đại tá: nam 57, nữ 55;

+, Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.

Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ điều kiện có thể kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ nhưng không quá 5 năm.

Chính sách nhà ở cho sĩ quan quân đội
Chính sách nhà ở cho sĩ quan quân đội

Quy định về tiền lương phụ cấp và nhà ở đối với Sĩ quan tại ngũ

Chế độ tiền lương, phụ cấp, nhà ở của Sĩ quan tại ngũ được quy định tại Điều 31, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2019. Theo đó:

+, Chế độ tiền lương và phụ cấp của Sĩ quan do Chính phủ quy định. Bằng lương của Sĩ quan căn cứ vào cấp bậc quân hàm, chức vụ được quy định phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội.

+, Thâm niên tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ.

+, Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự.

+, Đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn xét thăng quân hàm nhưng đã có bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm hoặc đã có bậc quân hàm Đại tá 4 năm trở lên mà chưa được thăng quân hàm cấp Tướng thì được nâng lương theo chế độ tiền lương của Sĩ quan.

+, Nếu giữ nhiều chức vụ trong cùng một thời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức vụ cao nhất.

+, Khi được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 của Luật này thì được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ cũ.

+, Khi có quyết định miễn nhiệm chức vụ thì được hưởng các quyền lợi theo cương vị mới.

+, Được bảo đảm điều kiện để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

+, Được hưởng phụ cấp nhà ở; được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được bảo đảm nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.

Chính sách nhà ở cho sĩ quan quân đội

Thông tư số 68/2017/TT-BQP ngày 1-4-2017 quy định và hướng dẫn quản lý, sử dụng nhà công vụ trong Bộ Quốc phòng, như sau:

Đối tượng áp dụng

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ được điều động, luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, người làm việc trong các tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý (sau đây viết gọn là cán bộ, nhân viên).

Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ

a) Đối tượng được thuê nhà ở công vụ: Cán bộ, nhân viên theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này hiện đang công tác có đủ điều kiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;

b) Điều kiện được thuê nhà ở công vụ

– Có nhu cầu thuê nhà ở công vụ;

– Có quyết định điều động, luân chuyển công tác của cấp có thẩm quyền;

– Thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội tại nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng có diện tích nhà ở bình quân trong hộ gia đình dưới 15m2 sàn/người;

– Không thuộc diện phải ở trong doanh trại của quân đội theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ

– Biệt thự loại A: Được bố trí cho Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng.

– Biệt thự loại B: Được bố trí cho cán bộ có quân hàm Đại tướng, trừ chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này.

– Nhà liền kề loại C hoặc căn hộ chung cư loại 1: Được bố trí cho cán bộ có quân hàm Thượng tướng, Đô đốc Hải quân.

– Nhà liền kề loại D hoặc căn hộ chung cư loại 2: Được bố trí cho cán bộ có quân hàm Trung tướng, Thiếu tướng; Phó đô đốc, Chuẩn đô đốc Hải quân và tương đương.

– Căn hộ chung cư loại 3 tại khu vực đô thị hoặc căn nhà loại 1 tại khu vực nông thôn: Được bố trí cho cán bộ có quân hàm Đại tá, Thượng tá, Trung tá và tương đương.

– Căn hộ chung cư loại 4 tại khu vực đô thị hoặc căn nhà loại 2 tại khu vực nông thôn: Được bố trí cho cán bộ có quân hàm Thiếu tá, Đại úy và tương đương.

– Căn hộ chung cư loại 5 tại khu vực đô thị hoặc căn nhà loại 3, 4 tại khu vực nông thôn được bố trí cho các đối tượng còn lại.

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Chính sách nhà ở cho sĩ quan quân đội“ theo pháp luật hiện hành. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Ngoài ra nếu bạn đọc có quan tấm đến các vấn đề khác liên quan như là làm sổ đỏ,  xin cấp lại sổ đỏ bị mất, Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, muốn làm sổ đỏ, làm sổ đỏ mới, muốn tách sổ đỏ,… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Tư vấn luật đất đai qua số hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp



Điều kiện được hưởng chính sách nhà ở xã hội của sỹ quan quân đội như thế nào?

Điều kiện được hưởng chính sách nhà ở xã hội
– Phải có giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc về đối tượng và thực trạng nhà ở;
– Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú như sau:
Trường hợp đối tượng đăng ký xin mua; thuê; thuê mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội thì phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó;
Trường hợp đối tượng đăng ký xin mua; thuê; thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú theo quy định thì phải có bản sao có chứng thực giấy đăng ký tạm trú;
Bản sao có chứng thực hợp đồng lao động có thời hạn từ một năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn; hoặc hợp đồng không xác định thời hạn và giấy xác nhận (hoặc giấy tờ chứng minh) về việc có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm tại cấp tỉnh nơi người đó đăng ký mua; thuê; thuê mua nhà ở xã hội.
Trường hợp đối tượng làm việc cho chi nhánh; hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh; thành phố nơi có nhà ở xã hội mà việc đóng bảo hiểm thực hiện tại địa phương nơi đặt trụ sở chính thì phải có giấy xác nhận của cơ quan; đơn vị nơi đặt trụ sở chính về việc đóng bảo hiểm.
– Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập như sau:
Tự kê khai về mức thu nhập của bản thân và chịu trách nhiệm về thông tin tự kê khai. Sở Xây dựng liên hệ với Cục thuế địa phương để xác minh thuế thu nhập của các đối tượng này trong trường hợp cần thiết.
Phải đáp ứng điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định tại Điều 51 của Luật Nhà ở; trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích nhà ở bình quân dưới 10 m2/người.
Cụ thể Điều 51 Luật Nhà ở 2014 điều kiện về thu nhập cho Chế độ nhà ở cho quân nhân thuộc diện hỗ trợ nhà ở xã hội như sau:
– Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình; chưa được mua; thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội; chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập; hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;
– Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh; thành phố này.
– Phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Hồ sơ đề nghị thuê nhà ở công vụ của sỹ quan quân đội gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị thuê nhà ở công vụ, gồm:
– Đơn đề nghị của người thuê nhà ở công vụ có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp người thuê về thực trạng nhà ở thực hiện theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao quyết định bổ nhiệm; điều động; luân chuyển công tác có xác nhận của cơ quan ra quyết định hoặc cơ quan đang trực tiếp quản lý;
– Danh sách đăng ký thân nhân (vợ hoặc chồng; con; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng) của người thuê nhà ở công vụ.