Cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng thế nào?

09/10/2023 | 14:33 327 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay quy định về việc cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng đang là mối bận tâm của công ty tôi. Công ty chúng tôi chuyên xây dựng các khu đô thị dành cho người có thu nhập cao rồi bán lại sinh lời. Hiện nay chúng tôi đang triển khai xây dựng khoảng 5 dự án quy mô lớn và các dự án nhỏ lẻ. Tôi muốn hỏi theo quy định của pháp luật thì chúng tôi có cần xin cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng hay không? Quy định về Cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng thế nào? Rất mong nhận được phản hồi từ luật sư. Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư tư vấn luật đất đai. Về vấn đề “Cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng” chúng tôi xin tư vấn đến bạn như sau:

Quy định về chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở

Hiện nay những vấn đề có liên quan đến chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng luôn được quan tâm và thu hút nhiều tranh cãi. Để hiểu hơn về quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở thuộc về cá nhân hay tổ chức và họ có những quyền gì, mời bạn đọc tham khảo quy định về chứng nhận quyền sở hữu công trình như sau:

Theo Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP, Nghị định 148/2020/NĐ-CP và Nghị định 10/2023/NĐ-CP) quy định chủ sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu theo quy định sau đây:

– Hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư phải có một trong các loại giấy tờ sau:

+ Giấy phép xây dựng công trình hoặc giấy phép xây dựng công trình có thời hạn đối với trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Trường hợp công trình đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

+ Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ, trừ trường hợp Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng;

+ Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định;

+ Giấy tờ của Tòa án nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu công trình xây dựng đã có hiệu lực pháp luật;

+ Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP) mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì:

Phải có một trong các giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01/7/2004 có chữ ký của các bên có liên quan và được Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận; 

Trường hợp mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01/7/2004 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế có chữ ký của các bên có liên quan thì:

Phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng đó.

Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, và d khoản 1 Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP) mà hiện trạng công trình không phù hợp với giấy tờ đó thì:

Phần công trình không phù hợp với giấy tờ phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận như quy định tại điểm e khoản 1 Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP);

+ Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP) thì:

Phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận công trình đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01/7/2004 và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng.

Trường hợp công trình hoàn thành xây dựng từ ngày 01/7/2004 thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về công trình xây dựng không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp xây dựng trước ngày 01/7/2004; 

Trường hợp công trình thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại công trình đó.

Các trường hợp cấp đổi chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là gì?

Hiện nay theo quy định tại luật xây dựng và văn bản hướng dẫn thì có các trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng. Vậy khi nào thì được phép xin cấp đổi loại giấy này và ai được phép đi xin cấp đổi giấy? Có thể hiểu các trường hợp mà cần cấp đổi chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng như sau:

Theo khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP) thì việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

– Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10/12/2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;

– Do đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;

– Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

Hồ sơ đăng ký quyền sở hữu đối với công trình xây dựng gồm những gì?

Hiện nay việc đăng ký quyền sở hữu đối với công trình xây dựng cần được chuẩn bị đầy đủ thành một bộ hồ sơ. Và hồ sơ này sẽ gồm những văn bản hay giấy tờ cần thiết để tiến hành đăng ký quyền sở hữu. Để biết thêm chi tiết về hồ sơ, những nội dung Hồ sơ đăng ký quyền sở hữu đối với công trình xây dựng gồm có:

– Hồ sơ đối với Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở, bao gồm:

+ Quyết định phê phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư;

+ Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500; giấy phép xây dựng (nếu có);

+ Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền; chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ dự án phát triển nhà ở (trừ trường hợp được miễn hoặc chậm nộp theo quy định của pháp luật);

+ Sơ đồ đồ nhà, đất đã xây dựng là bản vẽ mặt bằng hoàn công hoặc bản vẽ thiết kế mặt bằng có kích thước các cạnh của từng căn hộ đã bán phù hợp với hiện trạng xây dựng và hợp đồng đã ký; danh sách các căn hộ, công trình xây dựng để bán (có các thông tin số hiệu căn hộ, diện tích đất, diện tích xây dựng và diện tích sử dụng chung, riêng của từng căn hộ); trường hợp nhà chung cư thì sơ đồ phải thể hiện phạm vi (kích thước, diện tích) phần đất sử dụng chung của các chủ căn hộ, mặt bằng xây dựng nhà chung cư, mặt bằng của từng tầng, từng căn hộ;

+ Báo cáo kết quả thực hiện dự án.

– Thành phần hồ sơ đối với người mua nhà, bao gồm:

Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK (Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT);

Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;

Biên bản bàn giao nhà, đất, công trình xây dựng.

Cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng thế nào?

Cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng thế nào?

Việc cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng là bước cuồi cùng để hoàn thiện việc xin cấp giấy chứng nhận của các chủ thể. Ngoài trình tự thủ tục các công việc cần làm thì vấn đề không kém phần quan trọng chính là thời hạn. Việc xin cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng cần đáp ứng thời hạn. Những quy định cụ thể cho phân tích trên là:

* Trình tự, thủ tục đăng ký sở hữu công trình xây dựng:

– Đối với chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở:

Sau khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở và công trình đã xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư dự án.

Sau khi hoàn thành kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

  •     Gửi thông báo cho chủ đầu tư dự án về kết quả kiểm tra;
  •     Gửi thông báo kèm theo sơ đồ nhà đất đã kiểm tra cho Văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục đăng ký nhà, đất cho bên mua đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

+ Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành các thủ tục sau:

  •   Kiểm tra các giấy tờ pháp lý trong hồ sơ; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
  •     Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);
  •     Cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
  •     Chuẩn bị hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận;
  •     Yêu cầu chủ đầu tư dự án nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp để chỉnh lý vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
  •     Văn phòng đăng ký đất đai chuyển Giấy chứng nhận tới “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” để trao cho người được cấp.

– Đối với người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng:

Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký hoặc hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

+ Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành các thủ tục sau:

  •   Kiểm tra các giấy tờ pháp lý trong hồ sơ; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
  •     Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);
  •     Cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
  •     Chuẩn bị hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận;
  •     Yêu cầu chủ đầu tư dự án nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp để chỉnh lý vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
  •     Văn phòng đăng ký đất đai chuyển Giấy chứng nhận tới “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” để trao cho người được cấp.

– Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối với các xã miền núi thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng ra sao?

Các cơ quan khi nộp hồ sơ đều hết sức mong muốn hồ sơ của mình được tiếp nhận và giải quyết đúng quy định. Để thực hiện đúng bà giúp hồ sơ được nhanh chóng giải quyết xong, chúng tôi mời bạn đọc tham khảo những quy định về Thẩm quyền giải quyết cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng cụ thể như sau:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tài nguyên và Môi trường.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai; Chi cục Quản lý đất đai.

Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng; cơ quan Thuế; Kho bạc.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo mẫu hợp đồng mua bán nhà đất ngắn gọn…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Chủ sở hữu công trình không phải là người sử dụng đất thế nào?

Nếu chủ sở hữu công trình xây dựng không đồng thời là người sử dụng đất thì cần có đủ các điều kiện sau để được cấp sổ đỏ cho công trình xây dựng:
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu công trình
– Văn bản công chứng về chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý xây dựng công trình và bản sao giấy tờ quyền sử dụng đất.

Ghi tên chủ sở hữu trên giấy chứng nhận sở hữu công trình như thế nào?

1. Trường hợp nhà ở, công trình xây dựng thuộc sở hữu của một tổ chức thì ghi tên tổ chức đó.
2. Trường hợp nhà ở, công trình xây dựng thuộc sở hữu của một cá nhân thì ghi họ, tên người đó.
3. Trường hợp nhà ở, công trình xây dựng thuộc sở hữu chung hợp nhất thì ghi đủ họ, tên các chủ sở hữu.
4. Trường hợp nhà ở, công trình xây dựng thuộc sở hữu chung có phần sở hữu riêng thì ghi tên từng chủ sở hữu đối với phần sở hữu riêng và cấp giấy chứng nhận cho từng chủ sở hữu.

Điều kiện áp dụng đối với cá nhân sở hữu công trình xây dựng là gì?

Cá nhân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng phải có các điều kiện sau đây:
1. Là công dân Việt Nam đang sinh sống ở trong nước. Đối với người Việt Nam ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 121 của Luật Đất đai năm 2003 hoặc thuộc diện được tạo lập công trình xây dựng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Đối với người nước ngoài thì phải thuộc diện được tạo lập nhà ở hoặc công trình xây dựng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Có nhà ở, công trình xây dựng được tạo lập hợp pháp tại Việt Nam thông qua đầu tư xây dựng, mua bán, nhận tặng cho, nhận thừa kế, đổi hoặc thông qua các hình thức tạo lập khác theo quy định của pháp luật.