Quy chế thu chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư

09/09/2022 | 15:56 420 lượt xem Thủy Thanh

Hiện nay mô hình nhà chung cư phát triển với tốc độ rất nhanh chóng và có mặt ở hầu hết khắp các tỉnh thành trên cả nước. Nhà chung cư hiện nay rất đa dạng với nhiều giá thành khác nhau, là một trong những lựa chọn rất phù hợp cho người dân hiện nay. Mỗi một nhà chung cư sẽ có những ban quản trị khác nhau, để nhằm duy trì an ninh trật tự và giải quyết các vấn đề xảy ra tại chung cư đó. Vậy” Quy chế thu chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư” được quy định như thế nào? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, theo tôi được biết thì hiện nay mỗi một tòa nhà chung cư thì đều sẽ có những Ban quản trị nhà chung cư khác nhau. Vậy Ban quản trị nhà chung cư được pháp luật quy định như thế nào ạ?.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình. mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Ban quản trị nhà chung cư là gì?

Ban quản trị của nhà chung cư được tổ chức dựa trên các điều khoản mà pháp luật quy định về nhà ở. Thành phần ban quản trị bao gồm những người được phép thay mặt, đại diện cho các chủ sở hữu hoặc là những người đang sử dụng chung cư. Các thành viên trong ban quan trị sẽ có quyền hạn cũng như trách nhiệm có liên quan tới các vấn đề quản lý và sử dụng, hoạt động của chung cư. Tất cả quyền và trách nhiệm này cần được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Ban quản trị nhà chung cư được tổ chức theo mô hình như thế nào?

Mô hình sẽ được tổ chức dựa trên cơ sở số lượng chủ sở hữu. Nếu chỉ có một chủ sở hữu thì ban quản trị sẽ được tổ chức theo mô hình tự quản. Nhưng nếu có nhiều hơn một chủ sở hữu? Lúc này mô hình của ban quản trị sẽ là theo hình thức Hội đồng quản trị như tại các Công ty cổ phần, không chỉ có trách nhiệm về pháp lý mà còn có tư cách pháp nhân, con dấu…hoặc cũng có thể tổ chức theo như mô hình tại các Ban chủ nhiệm của hợp tác xã. Số lượng thành viên mỗi ban của một tòa chung cư là 3-5 thành viên. Nếu là một cụm chung cư, số lượng sẽ là từ 6-25 người, được chia thành trưởng ban, phó ban, và thành viên). 

Quy chế thu chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư
Quy chế thu chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư

Trách nhiệm của ban quản trị nhà chung cư là gì? 

Chúng ta có thể thấy rằng mọi hoạt động của nhà chung cư sẽ cần có sự tham gia của ban quản trị này. Ban này không chỉ làm việc trực tiếp với cư dân mà còn là cầu nối giữa cư dân và quản lý, chủ sở hữu của dự án. Ban quản trị sẽ tham gia vào tất cả các hoạt động, vấn đề liên quan tới tổ chức, quản lý, vận hành của tòa nhà chung cư đó.

Những người trong ban quản trị của chung cư sẽ có những nhiệm vụ sau:

+, Nhắc nhở các hộ gia đình, người có tham gia sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng trong nhà chung cư để thực hiện theo đúng các nội quy, quy định của tòa nhà.

+, Tham gia vào việc quản lý, thu chi và sử dụng các loại kinh phí về việc bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa các khu vực không gian chung của chung cư.

+, Ban quản trị tham gia vào quản lý và các vấn đề liên quan vận hành của nhà chung cư cùng với chủ đầu tư của tòa nhà.

+, Ban quan trị cũng tham gia vào tìm kiếm và ký kết hợp đồng với các đơn vị có năng lực để bảo trì căn hộ.

+, Người mua và sở hữu căn hộ chung cư sẽ thông qua ban quản trị để nêu ra ý kiến, đánh giá về vấn đề quản lý và vận hành và dịch vụ liên quan tòa nhà. 

+, Hồ sơ tòa nhà, thông tin nội dung họp, hội nghị trao đổi về các vấn đề liên quan tới chung cư sẽ được quản lý, lưu trữ bởi ban quản trị chung cư.

+, Ngoài ra, ban quản trị của nhà chung cư cũng sẽ có trách nhiệm phối kết hợp với chính quyền địa phương để giữ gìn trật tự, an toàn cho cuộc sống, xây dựng cộng đồng văn minh.

Có thể nói hiệu quả hoạt động của ban quản trị nhà chung cư sẽ tác động tới chất lượng sống của cư dân trong khu chung cư đó. Nếu ban này làm tốt vai trò cầu nối, giải quyết hoàn hảo các vấn đề của giữa cư dân, chủ đầu tư sẽ đảm bảo việc vận hành chung cư suôn sẻ và nâng cao môi trường sống của cư dân. Ngược lại, nếu ban quản trị không làm đúng, đủ trách nhiệm và trong khuôn khổ quyền hạn của mình, các vấn đề, mâu thuẫn giữa các bên sẽ xảy ra. Vì thế vai trò của ban quản trị chung cư vô cùng quan trọng.

Quy chế thu chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư

Việc xây dựng và ban hành quy chế thu, chi tài chính nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch, hiệu quả. Các khoản thu, chi phải có hóa đơn, chứng từ đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ theo quy định. Điều này giúp mỗi người nắm rõ và tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành trong việc thu, chi tài chính của ban quản trị nhà chung cư.

Quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư giúp bảo đảm tính công khai, minh bạch. Đồng thời tuân thủ quy định của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật có liên quan.

Các khoản thu do Ban quản trị chung cư quản lý

Chi phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư

Ban quản trị nhận bàn giao toàn bộ kinh phí bảo trì, bao gồm cả lãi tiền gửi, phần sở hữu chung của nhà chung cư do Chủ đầu tư đang tạm quản lý. Ban quản trị lập một tài khoản tại ngân hàng hay một tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để tiếp nhận, quản lý. Khi cần thiết sẽ lấy kinh phí ra để sử dụng bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.

Việc bàn giao kinh phí bảo trì từ Chủ đầu tư cho Ban quản trị được thực hiện trong thời hạn 07 ngày. Kể từ ngày có văn bản đề nghị chuyển giao, chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm chuyển kinh phí bảo trì sang cho Ban quản trị quản lý thông qua hình thức chuyển khoản.

Sau khi đã bàn giao kinh phí bảo trì tạm tính, Chủ đầu tư và Ban quản trị tiếp tục hợp tác làm rõ những bất đồng số liệu trong hồ sơ quyết toán kinh phí bảo trì. Trong trường hợp này, một hoặc cả hai bên có thể mời đơn vị tư vấn pháp lý để giúp làm rõ những bất đồng số liệu trong hồ sơ quyết toán kinh phí bảo trì.

Với nguồn kinh phí bảo trì phần sở hữu chung thu bổ sung từ các chủ sở hữu nhà chung cư. Ban quản trị chỉ được thực hiện thu bổ sung kinh phí bảo trì phần sở hữu chung từ các chủ sở hữu nhà chung cư trong trường hợp Quỹ bảo trì còn ít.

Chi phí quản lý, vận hành nhà chung cư

Ban quản trị có thể đứng ra trực tiếp thu phí hoặc uỷ quyền cho đơn vị quản lý vận hành chung cư. Kinh phí quản lý, vận hành nhà chung cư do các chủ căn hộ đóng góp. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được tính trên mỗi m2 diện tích căn hộ.

Định kỳ đầu mỗi tháng, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư sẽ thông báo phí dịch vụ tại bảng thông báo và nhóm chung cư. Các hộ gia đình có trách nhiệm nộp phí đúng thời hạn.

Các khoản thu khác

Các khoản thu từ: lãi tiền gửi từ các khoản kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, khoản kinh phí quản lý vận hành bổ sung… Hoặc các khoản thu khác, phát sinh từ công tác quản lý và khai thác phần sở hữu chung của nhà chung cư.

Các khoản chi do Ban quản trị chung cư quản lý

Chi bảo trì phần sở hữu chung của tòa nhà

Ban quản trị sử dụng nguồn kinh phí bảo trì để thực hiện bảo trì và thanh toán các chi phí bao gồm: các công việc bảo dưỡng, sửa chữa, nhằm phục vụ cho các lợi ích chung của cư dân trong nhà chung cư hoặc bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa đột xuất, lắp đặt, xây mới các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Chi quản lý vận hành tòa nhà

Ban quản trị chung cư sử dụng nguồn kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư để thực hiện việc quản lý, vận hành nhà chung cư. Các hạng mục chi quản lý, vận hành. Hàng tháng Ban quản trị tổ chức đánh giá công tác quản lý vận hành nhà chung cư của đơn vị quản lý.

Chi phí điện, nước phục vụ cho khu vực công cộng và phần sở hữu chung. Định kỳ theo tháng, Ban quản trị sẽ căn cứ theo hóa đơn để thanh toán các khoản chi phí này cho nhà cung cấp.

Chi thù lao, phụ cấp trách nhiệm để Ban quản trị hoạt động và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Các thành viên Ban quản trị được chi trả vào ngày 5 đến ngày 10 hàng tháng.

Chi sửa chữa các thiết bị nhà chung cư

Các thiết bị đơn giản có thể tự sửa chữa như: đèn chiếu sáng hành lang, đèn chiếu sáng nhà xe, công tắc, tắc-kê, phụ liệu . . .

Các khoản chi khác

Các khoản phí như: phí an ninh quốc phòng, các khoản đóng góp do địa phương quy định, các phí dịch vụ gia tăng khác trong chung cư…

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Quy chế thu chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, khung gá đền bù đất đai, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, Tách sổ đỏ, cấp lại sổ đỏ, tra cứu quy hoạch đất, giá đất đền bù giải tỏa, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Ban quản trị nhà chung cư có tư cách pháp nhân không?

Khoản 3 Điều 103 Luật Nhà ở 2014 quy định:
“3. Ban quản trị nhà chung cư có một chủ sở hữu được tổ chức theo mô hình tự quản. Ban quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được tổ chức và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của công ty cổ phần hoặc mô hình Ban chủ nhiệm của hợp tác xã, có tư cách pháp nhân, có con dấu và thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 104 của Luật này.”
Khoản 1 Điều 17 Thông tư 02/2016/TT-BXD cũng quy định Ban quản trị nhà chung cư là tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu và hoạt động theo mô hình quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Quy chế này; 
Như vậy, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015, Ban quản trị nhà chung cư là một pháp nhân có đầy đủ các yếu tố sau:
– Được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan (cụ thể trường hợp này là Luật Nhà ở);
– Có cơ cấu tổ chức theo Điều 83 Bộ Luật Dân sự 2015 (có cơ quan điều hành, có điều lệ…);
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Nội dung của quy chế thu chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư gồm những gì?

Quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư bao gồm các nội dung sau đây:
+ Quy định về các khoản thu do Ban quản trị quản lý, tên người đứng chủ tài khoản hoạt động, tài khoản quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung do Ban quản trị quản lý, quy định về kỳ hạn tiền gửi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư;
+ Quy định về mức thù lao của từng thành viên Ban quản trị và các chi phí phục vụ cho hoạt động của Ban quản trị;
+ Phân công trách nhiệm trong việc thu kinh phí, thay mặt Ban quản trị để ký duyệt chi các kinh phí hoạt động của Ban quản trị, ký văn bản đề nghị rút kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư và ký các giấy tờ thanh quyết toán kinh phí với đơn vị bảo trì, đơn vị quản lý vận hành;
+ Quy định quy trình rút tiền và các hồ sơ giấy tờ cụ thể để làm thủ tục rút tiền tại các tài khoản do Ban quản trị đang quản lý;
+ Phân giao trách nhiệm ghi chép, quản lý sổ sách, hóa đơn chứng từ thu, chi tài chính của Ban quản trị;
+ Quy định mức tiền mặt tối đa Ban quản trị được rút để trực tiếp thanh toán cho đơn vị thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư; quy định mức kinh phí Ban quản trị được sử dụng để bảo trì các công việc đột xuất mà không phải họp hội nghị nhà chung cư hoặc xin ý kiến của các chủ sở hữu nhà chung cư để quyết định;
+ Quy định hình thức xử lý vi phạm khi có hành vi chi tiêu sai mục đích hoặc chiếm dụng kinh phí do Ban quản trị quản lý hoặc có sai phạm trong ghi chép, quản lý sổ sách hóa đơn, chứng từ thu, chi tài chính;
+ Quy định các nội dung khác có liên quan.

Nguyên tắc của quy chế thu chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư là gì?

Quy chế hoạt động và quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư thông qua, bảo đảm công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng, quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật có liên quan.