Chào Luật sư, tôi có câu hỏi muốn hỏi Luật sư. Tôi có một căn nhà 4 tầng mặt phố tại Hà Nội đang không dùng đến. Gần đây, có một người nước ngoài ngỏ ý thuê tầng 1 của tôi để làm công ty. Tôi đang phân vân không biết cho người nước ngoài thuê phòng làm công ty có sao không. Vì vậy, tôi muốn hỏi Luật sư: Có được cho người nước ngoài thuê phòng làm công ty không? Rất mong sự phản hồi từ Luật sư. Cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc về Có được cho người nước ngoài thuê phòng làm công ty không?, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Có được cho người nước ngoài thuê phòng làm công ty không?
Theo quy định tại Điều 9 Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định:
“Điều 9. Điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh
1. Nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;
c) Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
2. Các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.“
Như vậy, nếu như muốn thực hiện hoạt động cho thuê thì buộc phải có đăng ký quyền sở hữu nhà mới có thể tiến hành hoạt động cho thuê. Sau đó, có thể cho người nước ngoài thuê phòng làm công ty.
Điều kiện nhà ở cho người nước ngoài thuê
Điều kiện nhà ở cho tổ chức, cá nhân tổ chức nước ngoài được thuê văn phòng ở tại Việt Nam được quy định tại Luật Nhà ở như sau:
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép vào Việt Nam có thời hạn từ 3 tháng liên tục trở lên và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thuê văn phòng ở tại Việt Nam.
Nhà ở tại Việt Nam cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê phải có đủ các điều kiện sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 118 Luật nhà ở năm 2014 về quy định cho người nước ngoài thuê nhà phải đáp ứng các điều kiện thiết yếu như:
- Nhà ở cho thuê có giấy chứng nhận quyền sở hữu
- Nhà ở cho thuê không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại
- Nhà ở cho thuê phải đảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở
- Nhà ở cho thuê có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường…
Theo quy định tại Điều 92 Luật Nhà ở, các bên cho thuê nhà phải có các điều kiện sau:
“Điều 119. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở
1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:
a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
b) Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
2. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cá nhân thì phải có điều kiện sau đây:
a) Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
b) Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
3. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập; trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.“
Ngoài ra, Văn phòng cho thuê nói chung phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có địa chỉ cụ thể, nằm ngoài khu vực an ninh, quốc phòng;
- Riêng biệt (không cùng chung căn hộ hoặc cùng chung cửa đi với căn hộ khác).
- An toàn về cấu trúc, xây dưng.
- Bảo đảm điều kiện an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy.
- Không có tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng.
Thủ tục cho người nước ngoài thuê văn phòng
Thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở
Theo Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Bản sao một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy phép xây dựng đối với nhà ở thuộc diện phải xin phép xây dựng.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính đối với nhà ở, công trình xây dựng được xây dựng;
+ Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước
+ Giấy tờ về giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;
+ Giấy tờ về nhà đất do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi hoặc nhận thừa kế
(Giấy tờ có xác nhận của UBND xã, thị trấn)
- Bản vẽ sơ đồ nhà ở
Về thủ tục công chứng
Hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ 06 tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Có được cho người nước ngoài thuê phòng làm công ty không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu Hợp đồng cho thuê nhà ở xã hội năm 2022
- Người sử dụng nhà chung cư sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở được không?
- Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà quy định mới năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định của Luật nhà ở 2014 thì hiện nay pháp luật nước ta chỉ hạn chế việc cá nhân người nước ngoài sở hữu nhà đất tại Việt Nam, chứ chưa có quy định hạn chế việc người nước ngoài thuê nhà ở tại Việt Nam. Cụ thể, điều 159 Luật nhà ở 2014 quy định về những đối tượng và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài:
“2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”
Vi phạm khi cho người nước ngoài thuê nhà thường đối với một số trường hợp sau:
– Xử phạt kinh doanh không có đăng ký
– Phạt không khai báo tạm trú
– Phạt không xuất trình hồ sơ phòng cháy chữa cháy
– Phạt không có giấy chứng nhận an ninh trật tự (chỉ áp dụng đối với cơ sở lưu trú)