Xin phép xây dựng nhà đồng sở hữu

26/04/2023 | 16:50 17 lượt xem Thủy Thanh

Câu hỏi: Chào luật sư, năm 2014 ông bà nội tôi có cho 3 anh em tôi một mảnh đất thổ cư hơn 400 mét vuông. Tuy nhiên ông bà tôi lại không cho phép chúng tôi tách thửa ra riêng thành từng mảnh nhỏ mà chỉ được sở hữu chung mảnh đất đó, vậy nên hiện nay chúng tôi đồng sở hữu mảnh đất đó. Bây giờ anh em chúng tôi thống nhất với nhau muốn xây dựng một ngôi nhà trên mảnh đất đó để có chỗ ở khi chúng tôi về quê. Luật sư cho tôi hỏi là bây giờ tôi muốn “Xin phép xây dựng nhà đồng sở hữu” thì phải làm như thế nào ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Nhà ở đồng sở hữu là khái niệm còn khá xa lạ với nhiều người hiện nay bởi độ phổ biến củ hình thức nhà ở này không cao. Vậy pháp luật qy định về vấn đề nhà ở đông ở hữu như thê snaof?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu ngay nhé.

Nhà đồng sở hữu là gì?

Nhà đồng sở hữu là một dạng nhà hình thức nhiều người cùng đứng chung tên trên 1 cuốn sổ hồng chính. Những người có tên trong sổ đều có quyền hạn và tiếng nói về mảnh đất đó. Sổ hồng đồng sở hữu lại là giấy chứng nhận quyền sở hữu chung, trong đó có bằng hoặc nhiều hơn 2 chủ sở hữu mà không có quan hệ vợ chồng hay con cái của chủ sở hữu. Sổ hồng đồng sở hữu còn có tên gọi khác là sổ riêng chung thửa, sổ hồng chung.

Đồng sở hữu nhà theo quy định của Luật Nhà ở thì được gọi với cái tên là nhà ở thuộc sở hữu chung. Mà sở hữu chung hiểu theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.

2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Theo Khoản 1 Điều 207 Bộ luật dân sự 2015 thì “sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Tức là nhiều chủ thể có quyền được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản nếu tài sản đó là tài sản chung của họ.

Như vậy, nhà đồng sở hữu được hiểu là nhiều chủ thể cùng có quyền quản lý, sử dụng, định đoạt căn nhà đó.

Đối với trường hợp nhà đồng sở hữu, các đồng sở hữu có hình thức sở hữu là sở hữu chung theo phần. Theo đó:

  • Một đồng sở hữu sẽ có một phần quyền nhất định đối với căn nhà và có quyền, nghĩa vụ đối với căn nhà này tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Phần quyền đó có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.
  • Xuất phát từ việc sở hữu chung nên quyền quản lý, sử dụng, định đoạt của các đồng sở hữu phải tuân thủ theo các điều kiện theo quy định tại Điều 216, 217, 218, 219 Bộ luật Dân sự 2015 để đảm bảo lợi ích chung của tất cả các đồng sở hữu.

Tuy nhiên vẫn nên lưu ý một số vấn đề riêng theo quy định về nhà đồng sở hữu để cẩn thận trong mua bán. Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 167 Luật đất đai:

Nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất”.

Đồng thời khi mua bán nhà đất; mặc dù pháp luật công nhận những chủ sở hữu chung có quyền, nghĩa vụ tương ứng với phần quyền sở hữu của mình; nhưng khi một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo; về việc bán và các điều kiện bán; mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.

Như vậy, chủ sở hữu chỉ có thể bán nhà khi được sự đồng ý của những người đồng sở hữu còn lại; việc này tiềm ẩn rủi ro phát sinh tranh chấp khi có sự bất hòa giữa các đồng sở hữu; dẫn đến chủ sở hữu không thể thực hiện các thủ tục mua bán theo đúng quy định pháp luật.

Xin phép xây dựng nhà đồng sở hữu như thế nào?

Điều 89 Luật xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định các trường hợp mà cá nhân, tổ chức được miễn thực hiện thủ tục xin cấp phép xây dựng. Căn cứ vào đó, chúng ta có thể xác định việc cá nhân, tổ chức xây dựng trên đất sổ chung không thuộc trường hợp được miễn cấp phép xây dựng.

Vì vậy, nếu bạn đang sở hữu một thửa đất sổ chung mà muốn xây dựng trên thửa đất đó thì bắt buộc bạn phải thực hiện thủ tục xin cấp phép xây dựng theo từng loại công trình cụ thể.

Xin phép xây dựng nhà đồng sở hữu

Thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà đồng sở hữu

Khi thực hiện thủ tục xin cấp phép xây dựng đất sổ chung, bạn thực hiện 03 bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Thành phần hồ sơ xin phép xây dựng nhà đồng sở hữu

  • Đơn xin phép xây dựng(TT15-BXD).
  • Giấy chứng quyền sử đất sao y bản chính.
  • Bản vẽ xin phép xây dựng.
  • Đơn xác nhận không tranh chấp(theo mẫu).

Bạn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những giấy tờ nêu trên và nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

  • Đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều 103 Luật xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân tỉnh
  • Đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn: Chủ sử dụng đất nộp hồ sơ tại Ủy  ban nhân dân huyện.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Tùy từng trường hợp mà Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin cấp phép xây dựng như chúng tôi phân tích ở bước 1.

Bước 3: Trả kết quả

Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ nhiệm vụ và quyền hạn của mình mà ra quyết định cấp giấy phép xây dựng nếu hồ sơ của bạn hợp lệ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bạn bổ sung thêm các giấy tờ cần thiết.

Lệ phí xin cấp phép xây dựng

Chi phí xin giấy phép xây dựng đất sổ chung ở Việt Nam hiện nay được quy định tùy theo mỗi tỉnh thành. Do đó, tại các tỉnh thành khác nhau sẽ có mức phí khác nhau, nhưng sẽ chênh lệch không đáng kể so với mốc mà chúng tôi thống kê dưới đây:

  • Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ dao động từ từ 50.000 đến 75.000 đồng/giấy phép.
  • Cấp giấy phép xây dựng các công trình khác dao động từ 100.000 đến 150.000 đồng/giấy phép.

Nhà đồng sở hữu có bán được không?

Theo điều 218 Bộ luật Dân sự 2015 về định đoạt tài sản chung: Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 126 Luật Nhà ở 2014 quy định về mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung như sau:

“1. Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu; trường hợp có chủ sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu chung khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Các chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.

Như vậy, theo các quy định trên, việc định đoạt tài sản chung phải tuân theo sự thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật. Do đó, việc bán đất phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên là chủ sở hữu mảnh đất đó.

2. Trường hợp chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán cho người khác; trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua thì xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.”

Trường hợp có chủ sở hữu chung đã có tuyên bố mất tích của tòa án thì các chủ sở hữu chung còn lại được quyền bán nhà ở đó; phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của người bị tuyên bố mất tích được xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu, và sự thỏa thuận của mọi người.

Thủ tục mua bán nhà đồng sở hữu

Bước 1. Hai bên thực hiện ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

     Trước khi đến văn phòng công chứng bên mua và bên bán cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

     Đối với bên mua:

  • CMND hay hộ chiếu
  • Sổ hộ khẩu
  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân
  • Phiếu yêu cầu công chứng và tờ khai;
  • Hợp đồng ủy quyền mua (nếu có).

     Đối với bên bán:

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
  • CMND hoặc hộ chiếu
  • Sổ Hộ khẩu
  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân

Sau khi hai bên chuẩn bị đủ giấy tờ thì chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nộp lên văn phòng công chứng nơi có đất bao gồm:

     Hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán nhà đất:     

  • Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, văn bản (Mẫu số 01/PYC);
  • Hợp đồng (trường hợp tự soạn thảo);
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. Bản sao là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
  • Các giấy tờ hai bên đã chuẩn bị trước như trên.

 Bước 2: Sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

     Việc sang tên quyền sử dụng đất được thực hiện theo điều 60 nghị định 43/2014/NĐ-CP. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất tại văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ theo khoản 6 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT bao gồm:

  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng hoặc chứng thực
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
  • Tờ khai lệ phí trước bạ
  • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp/ thuế sử dụng đất nông nghiệp
  • Đơn đăng ký biến động đất đai
  • Bản đồ địa chính

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Vấn đề Xin phép xây dựng nhà đồng sở hữu đã được chúng tôi giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới chia đất thừa kế… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện xin cấp phép xây dựng nhà đồng sở hữu là gì?

Để được cấp phép xây dựng trên đất sổ chung, chủ sở hữu đất cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Đối với khu vực chưa có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn thì quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về vị trí và tổng mặt bằng (đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị) là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.
– Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng không yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định của pháp luật về quy hoạch, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 05 héc ta (nhỏ hơn 02 héc ta đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì quy hoạch phân khu xây dựng là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.
– Đối với các công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng có yêu cầu thẩm tra theo quy định tại khoản 6 Điều 82 Luật xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, báo cáo kết quả thẩm tra ngoài các yêu cầu riêng của chủ đầu tư, phải có kết luận đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của hồ sơ thiết kế xây dựng.
Tuy nhiên, chủ sử dụng đất sổ chung cũng cần lưu ý rằng đây chỉ là những điều kiện chung nhất để được cấp giấy phép xây dựng. Tùy từng trường hợp cụ thể khác mà chủ sở hữu đất phải đáp ứng thêm các điều kiện riêng theo quy định của pháp luật xây dựng hiện hành.

Tính pháp lý của sổ hồng chung khi mua nhà đồng sở hữu là gì?

– Pháp luật vẫn công nhận đây là loại sổ hồng, có giá trị như sổ hồng riêng. Thế nhưng khi giao dịch mua bán, vay mượn thì bạn có thể sẽ gặp phải những khó khăn nhất định.
– Khi mua đất hoặc nhà ở sổ hồng đồng sở hữu (sổ chung), chủ sẽ được cấp 1 tờ sổ riêng biệt có giá trị giống cuốn sổ duy nhất. Điều khác biệt ở đây là cuốn sổ của người nào thì sẽ đứng tên của người đó. Trong cuốn sổ thể hiện tổng diện tích sử dụng bao nhiêu giữa các bên mua bán thỏa thuận với nhau.

Việc ghi tên người đồng sở hữu nhà trên sổ hồng ra sao?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định rõ về cách ghi tên những người có chung quyền sử dụng đất; quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp đồng sở hữu như sau:
Cá nhân trong nước; thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân; thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân; hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”.
– Trường hợp nhà có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất; mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật); thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó.
Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định; dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất; (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất; hoặc cùng sử dụng đất; và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.
Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất; cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên trang 1 không hết; thì dòng cuối trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”; đồng thời tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi: “Những người khác cùng sử dụng đất; (hoặc cùng sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất; hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất còn lại)”.