Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng năm 2023

22/03/2023 | 11:09 289 lượt xem Thủy Thanh

Chung cư là loại hình nhà ở đang rất phổ biến hiện nay, phần lớn các gia đình trẻ đang sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn đều lựa chọn mua hoặc thuê căn hộ chung cư. Bởi vì hiện nay các căn hộ chung cư rất đa dạng về hình thức cung như có nhiều ưu thế về giá cả. Vậy nên số lượng những tòa nhà chung cư được xây dựng ngày càng nhiều. Trong đó có các căn hộ chung cư chưa được cấp giấy chứng nhận (hay còn gọi là sổ hồng). Vậy những căn hộ chung cư chưa có sổ hồng này có được phép mua bán hay không?, nếu được thì “Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng” như thế nào?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu ngay nhé.

Căn hộ chung cư là gì?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014: 

“Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh”.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 28/2016/TT-BXD: Tòa nhà chung cư là một khối nhà (block) độc lập hoặc một số khối nhà có chung khối đế nổi trên mặt đất được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 28/2016/TT-BXD: Cụm nhà chung cư là tập hợp từ 02 tòa nhà chung cư trở lên được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Căn hộ chung cư là các căn hộ nằm trong tòa nhà chung cư. Các căn hộ này đều được thiết kế thành những không gian khép kín riêng biệt và bên trong các căn hộ có thể có đồ nội thất đầy đủ hoặc chưa có đồ và gia chủ có thể tự lựa chọn để trang trí ngôi nhà của mình theo đúng ý tưởng của các thành viên trong gia đình.

Tòa chung cư là các tòa nhà có ít nhất 2 tầng. Trong đó, phân chia thành các căn hộ riêng.

Các hộ gia đình và cư dân trong tòa nhà sở hữu không gian khép kín riêng biệt. Khi bàn giao, các căn hộ có thể đã được lắp đặt nội thất đầy đủ hoặc không, để gia chủ tự thiết kế theo ý mình.

Các cư dân trong cùng một khu chung cư sử dụng chung lối đi, cầu thang và các hệ thống hạ tầng chung.

Tòa chung cư có thể được xây dựng với mục đích chỉ để ở hoặc vừa để ở, vừa để kinh doanh. Với tòa nhà có mục đích sử dụng hỗn hợp, khu vực kinh doanh và ở phải được thiết kế riêng. Trong đó, những không gian dùng vào mục đích kinh doanh, thương mại thường ở các tầng dưới.

Lúc này thì người dân có nhu cầu sử dụng căn hộ để có thể làm việc lâu dài, ổn định và cho cả thế hệ tương lai có điều kiện phát triển tốt. Do đó, nhiều các dự án bắt đầu phát triển và các căn hộ chung cư bắt đầu ra đời.

Chung cư chưa có Sổ hồng được phép mua bán?

Theo Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014, một trong những điều kiện mua bán nhà ở là phải có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp mua bán nhà ở hình thành trong tương lai (là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng).

Tuy nhiên, dù chưa có Giấy chứng nhận (Sổ hồng) thì vẫn được phép mua bán nhà ở bằng hình thức chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, cụ thể:

Căn cứ theo Điều 123 Luật Nhà ở năm 2014, trường hợp chung cư chưa có Sổ hồng thì được phép bán thông qua hình thức chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại.

Điều kiện chuyển nhượng:

Theo khoản 2 Điều 123 Luật Nhà ở năm 2014 được hướng dẫn chi tiết bởi Điều 32 Thông tư 19/2016/TT-BXD, điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại như sau:

Theo Điều 32 của Thông tư 19/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung về phát triển nhà ở, quản lý, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở, sở hữu nhà ở, quản lý nhà nước về nhà ở quy định tại Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP.

‘Điều 32. Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

1. Tổ chức, cá nhân mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại chưa nhận bàn giao nhà ở hoặc đã nhận bàn giao nhà ở có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại có quyền chuyển nhượng tiếp hợp đồng này cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thì phải chuyển nhượng hợp đồng theo từng căn nhà riêng lẻ hoặc từng căn hộ. Trường hợp hợp đồng mua bán với chủ đầu tư có nhiều nhà ở (căn hộ, căn nhà riêng lẻ) thì phải chuyển nhượng toàn bộ số nhà trong hợp đồng đó; nếu bên chuyển nhượng có nhu cầu chuyển nhượng một hoặc một số nhà ở trong tổng số nhà ở đã mua của chủ đầu tư thì bên chuyển nhượng phải lập lại hợp đồng mua bán nhà ở hoặc phụ lục hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư cho những nhà ở chuyển nhượng trước khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng hợp đồng.’

Hiện tại rất nhiều nhà chung cư chưa được cấp sổ hồng do đó khi giao dịch chuyển nhượng, người nhận chuyển nhượng còn nhiều lo ngại về tính đảm bảo khi giao dịch.

Về hình thức mua bán:

Theo khoản 1 Điều 123 Luật Nhà ở năm 2014, việc mua bán nhà ở phải được lập thành hợp đồng có các nội dung quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở.

Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng
Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng

Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng ra sao?

Bước 1: Lập hợp đồng mua bán nhà ở

Theo khoản 1 Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD, hai bên thống nhất lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà.

Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở phải bao gồm các nội dung chính sau đây:

– Thông tin về bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.

– Số, ngày, tháng năm của hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư.

– Giá chuyển nhượng hợp đồng, thời hạn và phương thức thanh toán.

– Quyền và nghĩa vụ của các bên.

– Giải quyết tranh chấp.

– Các thỏa thuận khác.

Mẫu hợp đồng tham khảo theo Phụ lục số 24 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BXD.

Các bên có thể thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong mẫu hợp đồng tham khảo cho phù hợp, nhưng phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung chính như quy định trên và không được trái với quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về nhà ở.

Số lượng hợp đồng: Lập thành 07 bản (03 bản để bàn giao cho chủ đầu tư lưu, 01 bản nộp cho cơ quan thuế, 01 bản bên chuyển nhượng hợp đồng lưu, 01 bản bên nhận chuyển nhượng hợp đồng lưu, 01 bản để lưu tại cơ quan công chứng, chứng thực).

Bước 2: Công chứng hợp đồng

Hồ sơ cần chuẩn bị để công chứng:

  • Bản gốc văn bản chuyển nhượng;
  • Bản gốc hợp đồng mua bán chung cư của chủ sở hữu và chủ đầu tư;
  • Biên bản bàn giao của chủ đầu tư;
  • Giấy xác nhận căn hộ chưa có sổ hồng bản gốc;
  • Giấy xác nhận hôn nhân;
  • Giấy CMND – SHK.

Bước 3: Kê khai nộp thuế của cá nhân

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Tờ kê khai thu nhập cá nhân theo mẫu;
  • Bản gốc Văn bản chuyển nhượng;
  • Chứng minh nhân dân của bên bán.

Sau khi chuẩn bị xong giấy tờ, bạn đến cục thuế địa phương để nộp. Hầu hết thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính bằng 2% giá chuyển nhượng. Tuy nhiên khi giá chuyển nhượng thấp hơn giá căn hộ vậy thì lúc đó sẽ được tính thuế thu nhập cá nhân.

Bước 4: Yêu cầu xác nhận từ chủ đầu tư đối với văn bản chuyển nhượng

Bộ hồ sơ đề nghị gồm:

  • 5 bản gốc văn bản chuyển nhượng của bên chuyển nhượng;
  • Bản gốc của hợp đồng mua hoặc bán căn hộ giữa bên bán và chủ đầu tư;
  • Bản sao chứng thực CMND của bên bán.

Một khi chủ đầu tư đã xác định xong văn bản chuyển nhượng, chủ đầu tư sẽ chuyển lại cho bên nộp hồ sơ. Các loại giấy tờ mà chủ đầu tư chuyển nhượng lại gồm:

  • Biên lai nộp thuế;
  • Bản chính hợp đồng mua bán căn hộ chung cư có chữ ký;
  • Văn bản chuyển nhượng mua bán đã có xác nhận của chủ đầu tư. Văn bản này bao gồm 2 bản chính gồm 1 bản bên chuyển và 1 bản bên nhận.

Bước 5: Hoàn tất và nhận giấy chứng nhận sở hữu căn hộ

Thời gian nhận được giấy chứng nhận sẽ đúng với thời gian 2 bên thỏa thuận. Tuy nhiên khi nhận giấy chứng nhận bạn cần tiến hành khảo sát và kiểm tra rõ ràng. Điều này giúp bạn nhận ra được những sai sót để kịp thời chỉnh sửa. Như vậy là thủ tục sang tên sổ đỏ chung cư đã hoàn thành.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng” đã được chúng tôi giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới chia nhà ở khi ly hôn … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Vì sao căn hộ chung cư chưa có sổ hồng?

Hiện có nhiều lý do dẫn tới việc chậm ra sổ hồng chung cư như:
– Phát sinh tranh chấp về giải phóng mặt bằng hoặc xây dựng trái phép.
– Dự án chưa được chủ đầu tư hoàn thành.
– Chủ đầu tư thế chấp sổ hồng tại ngân hàng để vay vốn nên không thể giao sổ hồng cho chủ sở hữu căn hộ.
– Việc thi công xây dựng dự án không đúng

Chi phí chuyển nhượng chung cư chưa có sổ hồng là bao nhiêu?

Đối với người bán
Thuế thu nhập cá nhân: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà chung cư chậm nhất là 10 ngày kể từ thời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực.
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng  x  2%
Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà: giao động từ 4 – 5 triệu bao gồm các chi phí: phí in ấn, lệ phí, phí cho công chứng viên
Phí môi giới: giao động từ 1 – 2% giá trị căn hộ chuyển nhượng, tùy theo thỏa thuận giữa người bán và người môi giới.
Phí hồ sơ cho chủ đầu tư: chủ đầu tư có thể quy định thu phí hoặc không. Nếu có tính phí, thông thường mức phí sẽ giao động từ 3 – 5 triệu
Đối với người mua
Lệ phí trước bạ: Thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí cùng với thời điểm thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu căn hộ chung cư.Khi giá mua bán chung cư cao hơn giá UBND cấp tỉnh quy định:
Lệ phí trước bạ = 0,5%  x  Giá chuyển nhượng
Khi giá mua bán chung cư bằng hoặc thấp hơn giá UBND cấp tỉnh quy định:
Lệ phí trước bạ = 0,5%  x  (Diện tích  x  Giá/ 1m2  x  Tỷ lệ (%) chất  lượng còn lại)

Rủi ro khi mua lại căn hộ chung cư chưa có sổ hồng là gì?

Mua bán, chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng là giao dịch tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Vì chưa có sổ nên khi mua bán, các bên chỉ có thể làm các loại giấy tờ như hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng đặt cọc, công chứng…
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với căn hộ chung cư, nhà dự án khi chưa có sổ hồng hoặc sổ đỏ, nếu muốn chuyển nhượng lại cho người khác thì có thể làm hợp đồng ủy quyền quản lý sử dụng – thực chất là hợp đồng chuyển nhượng, sang tên hợp đồng mua bán chung cư. 
Dễ dàng nhận thấy, người nhận chuyển nhượng có thể gặp nhiều rủi ro, chẳng hạn như sau đó hai bên mua bán mất liên lạc với nhau hoặc người ủy quyền mất năng lực hành vi dân sự hoặc qua đời.
Chưa kể, sau khi ký hợp đồng đặt cọc, nếu bạn muốn bán lại căn hộ đó thì chủ đầu tư dự án vẫn sẽ cho người chủ đầu tiên đứng tên sổ hồng vì người chủ thứ hai trở đi chỉ được ủy quyền sử dụng căn hộ chứ không có gì để đảm bảo quyền lợi.
Với những dự án chung cư đang trong thời gian cấp sổ hồng, nếu thực hiện mua bán thì sẽ mua bán theo dạng ủy quyền toàn phần. Chủ đầu tư không hỗ trợ xác nhận căn hộ vì đã nộp hồ sơ lên Sở Tài nguyên và Môi trường.
Ngoài ra, nếu bạn không tìm hiểu kỹ, mua phải dự án căn hộ của những chủ đầu tư kém uy tín, năng lực thì có nguy cơ chậm cấp sổ hồng, thậm chí không có sổ hồng.