Trên thực tế, tình trạng tranh chấp đất đai, đặc biệt là tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng phổ biến. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ các thủ tục, thủ tục khiếu kiện về lấn chiếm đất đai theo quy định. Không ít các trường hợp xảy ra tranh chấp việc lấn chiếm không gian giữa những người sử dụng đất. Trong trường hợp đó, người sử dụng đất bị lấn chiếm không gian có thể làm đơn khiếu nại lấn đất đai lên cơ quan có thẩm quyền. Các bạn có thể tham khảo và tải xuống mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm đất nông nghiệp mới của Tư vấn luật đất đai ở bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Lấn chiếm đất là gì?
Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép. Đây là hành vi trái phép được nghiêm cấm tại Khoản 1, Điều 12, Luật Đất đai 2013:” Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.”
Đơn khiếu nại về việc bị lấn chiếm đất nông nghiệp
Đây là mẫu giấy tờ pháp lý được sử dụng để nộp cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết khi phát hiện mảnh đất của mình đang bị lấn chiếm trái phép nếu các bên không thể tự giải quyết tranh chấp nhằm bảo đảm các quyền lợi, tài sản. Bên cạnh việc kiện cáo thì khiếu nại cũng là một hình thức giải quyết tranh chấp nhanh gọn và hiệu quả.
Điều này được quy định cụ thể tại Khoản 7, Điều 166, Luật Đất đai 2013:”Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.”
Hướng dẫn viết mẫu đơn khiếu nại hành vi lấn chiếm đất đai
Trong mẫu đơn; các mục đã có chú thích từ (1) đến (6); Luật sư 247 sẽ hướng dẫn bạn cách điền chính xác ; cụ thể như sau:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. (ví dụ khiếu nại quyết định hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân thì gửi đến ủy ban nhân dân;…)
(2) Họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại:
- Nếu là người đại diện của cơ quan; tổ chức thực hiện việc khiếu nại thì ghi rõ chức danh; tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;
- Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ cơ quan; tổ chức, cá nhân ủy quyền.
(3) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
(4) Tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; (có thể là tên chiến sĩ công an lập biên bản xử phạt vi phạm giao thông; chủ tịch UBND ra quyết định hành chính;…)
(5) Khiếu nại quyết định hành chính; hành vi hành chính về việc gì? Ví dụ: khiếu nại quyết định thu hồi đất;… (ghi rõ khiếu nại lần đầu hoặc lần hai).
(6) Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại; ghi rõ cơ sở của việc khiếu nại; yêu cầu giải quyết khiếu nại.
Tải xuống mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm đất nông nghiệp mới
Lấn chiếm đất nông nghiệp bị xử lý thế nào?
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 nghị định 102/2014/ NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:
“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
đất nông nghiệp này do bạn lấn chiếm để trồng cây hoa màu là hành vi trái pháp luật và bạn buộc phải khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm vì vậy mà có thể hiểu những cây hoa màu của bạn sẽ bị phá bỏ để trả lại tình trạng ban đầu của đất.
Trong trường hợp UBND cấp xã có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế
Thì theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 nghị định 102/2014/NĐ – CP này về thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính:
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.”
Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận đơn khiếu nại lấn chiếm đất nông nghiệp
Trước hết, bạn cần xác định chính xác cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lấn chiếm đất đai để tránh việc bị trả lại đơn, mất thời gian đôi bên.
Theo quy định pháp luật, thì người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính và khiếu nại hành vi hành chính về đất đai.
Đối với quyết định hành chính:
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo;
- Quyết định về giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Quyết định về cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Quyết định thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Với những quyết định này cơ quan thực hiện sẽ do UBND cấp tỉnh, còn thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu do Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thẩm quyền giải quyết lần 2 sẽ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Quyết định về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân và Quyết định cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Bam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt nam.
- Cơ quan thực hiện do UBND cấp huyện thực hiện, thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 1 sẽ do Chủ tịch UBND cấp huyện, còn lần 2 sẽ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
- Quyết định về cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp, sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
- Cơ quan ra quyết định do UBND xã, thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 1 do Chủ tịch UBND xã, lần 2 sẽ do Chủ tịch UBND huyện.
- Quyết định thu hồi đất mà trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,… và đất công ích của xã, phường, thị trấn.
- Trường hợp UBND cấp huyện được ủy quyền bởi UBND cấp tỉnh ra quyết định thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu do Chủ tịch UBND cấp huyện, lần 2 sẽ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh thực hiện.
- Quyết định cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo ; người định cư ở nước ngoài doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư.
- Khi đó, Sở Tài nguyên và Môi trường được ủy quyền bởi UBND cấp tỉnh ban hành quyết định thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu do Giám đốc Sở tài nguyên và Môi trường, lần 2 giải quyết bởi Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
- Quyết định sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi chuyển nhượng, tặng cho của tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện do Phòng Tài nguyên và Môi trường, thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu do Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện, lần 2 do CHủ tịch UBND cấp huyện.
- Quyết định sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi chuyển nhượng của tổ chức.
- Khi đó, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ra quyết định, còn thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 1 do Giám đốc Tài nguyên và Môi trường, lần 2 do Chủ tịch UBND cấp tỉnh thực hiện.
- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau.
- Cơ quan thực hiện do Chủ tịch UBND cấp huyện, thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 1 do Chủ tịch UBND cấp huyện, lần 2 do Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
- Quyết định giải quyết tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người VN định cư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Lúc này, cơ quan thực hiện sẽ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu do Chủ tịch UBND cấp tỉnh, lần 2 sẽ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất ngắn gọn
- Mẫu hợp đồng chuyển nhượng một phần thửa đất
- Mẫu biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Tư vấn luật đất đai về “Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm đất nông nghiệp mới” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề như dịch vụ giải quyết tranh chấp chia nhà ở khi ly hôn theo quy định thì có thể tham khảo và liên hệ tới Tư vấn luật đất đai để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Liên hệ hotline: 0833.101.102
Câu hỏi thường gặp
Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Khiếu nại bằng đơn
Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ:
Ngày, tháng, năm khiếu nại; Tên, địa chỉ của người khiếu nại; Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại; Yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Khiếu nại trực tiếp
Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung như hình thức khiếu nại bằng đơn.