Trong quá trình sử dụng nhà ở, đất đai, để cho người dân thuận tiện trong các giao dịch về đất đai như: tặng cho, chuyển nhượng, thừa kế, góp vốn và cũng là để đảm bảo sự thống nhất của các thông tin được ghi trên các loại giấy tờ liên quan khác thì khi người dân thay đổi địa chỉ thường trú đã được ghi trên giấy chứng nhận đã cấp trước đó thì nên thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ thường trú trên giấy chứng nhận. vậy thủ tục ” thay đổi số nhà trên sổ hồng” được thực hiện như thế nào?. hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, tôi có một mảnh đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do tôi và vợ đứng tên. trong giấy chứng nhận đó thì có ghi địa chỉ của chúng tôi là tại quê tôi. Tuy nhiên hiện giờ hai vợ chồng tôi đã chuyển đến nơi khác sinh sống thì có cần phải thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ thường trú trên giấy chứng nhận đó không ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Sổ hồng là gì?
Sổ đỏ, sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân khi nói về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đây là chứng thư pháp lý quan trọng để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
Tùy từng thời kỳ mà sổ đỏ và sổ hồng có tên gọi pháp lý khác nhau. Kể từ ngày 10/12/2009 tới nay, người sử dụng đất nếu đủ điều kiện sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận).
Sổ hồng và sổ đỏ là giấy tờ nhà đất vô cùng quan trọng. Do đó, các thông tin được ghi trên sổ cần phải chính xác. Thực tế cho thấy, vì nhiều lý do khác nhau mà hộ gia đình, cá nhân có thay đổi địa chỉ thường trú khiến địa chỉ thường trú hiện tại và thông tin trên sổ đỏ không thống nhất.
Thủ tục thay đổi địa chỉ người sử dụng đất là trường hợp người sử dụng đất có sự thay đổi về địa chỉ ghi trên sổ đỏ
– Khi thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ người sử dụng thì sẽ thực hiện đăng ký biến động động đất đai. Đăng ký biến động đất đai là việc người sử dụng đất phải thực hiện một trình tự theo quy định của pháp luật nhằm cập nhật những thay đổi, biến đổi về giá trị pháp lý của đất để có thể được nhà nước ghi nhận quyền sử dụng đất.
Các thông tin được thể hiện trên Sổ đỏ
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, những thông tin cơ bản về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được thể hiện tại trang 1 của sổ đỏ, cụ thể như sau:
– Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “Giấy khai sinh số….”;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi “Hộ chiếu số:…, nơi cấp:…, năm cấp:…”; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có);
– Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
– Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó;
– Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng như quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này;
– Tổ chức trong nước thì ghi tên tổ chức; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân (là giấy tờ về việc thành lập, công nhận tổ chức hoặc giấy chứng nhận hoặc giấy phép, về đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật); địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam thì ghi tên tổ chức kinh tế là pháp nhân thực hiện dự án đầu tư; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân (là giấy tờ về việc thành lập hoặc giấy chứng nhận, giấy phép về đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật); địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tại Việt Nam;
– Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thì ghi tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;
– Cơ sở tôn giáo thì ghi tên của cơ sở tôn giáo và địa chỉ nơi có cơ sở tôn giáo;
– Cộng đồng dân cư thì ghi tên của cộng đồng dân cư (do cộng đồng dân cư xác định, được UBND xã xác nhận) và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư.
Như vậy, căn cứ theo các thông tin trên thông tin về địa chỉ người sử dụng được thể hiện ở trang 1. Đối với thông tin về địa chỉ của người sử dụng đất là thông tin về địa chỉ thường trú (Hay còn gọi là nơi đăng ký thường trú) chứ không phải là địa chỉ đất được ghi trên 2 của sổ đỏ, trừ trường hợp hai địa chỉ này trùng với nhau.
Thay đổi địa chỉ thường trú có bắt buộc phải sửa thông tin trên sổ hồng không?
Khoản 1, Điều 5, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT nêu rõ, sổ đỏ, sổ hồng cấp cho cá nhân, hộ gia sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có điểm chung là ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú.
Việc cá nhân, hộ gia đình thay đổi địa chỉ thường trú là điều khá phổ biến hiện nay. Với trường hợp này, thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định như sau:
Theo quy định tại Điểm g, Khoản 1, Điều 17 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 14, Điều 6 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT) thì “người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất”.
Theo đó, người sử dụng đất xác nhận thay đổi thông tin về địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu thì được xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Việc nộp hồ sơ khi thực hiện thủ tục xác nhận thay đổi thông tin về địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Khoản 16, Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
Căn cứ theo quy định nêu trên, khi thay đổi địa chỉ thường trú, việc thay đổi thông tin thường trú trên sổ đỏ, sổ hồng đã cấp được thực hiện theo nhu cầu của người sử dụng đất mà không bắt buộc phải thay đổi thông tin.
Thay đổi số nhà trên sổ hồng như thế nào?
Trước hết, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu thay đổi thông tin thường trú trên sổ đỏ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định. Cụ thể, theo Khoản 6, Điều 7, Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, hồ sơ xác nhận thay đổi thông tin địa chỉ trên sổ đỏ đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
– Bản sao giấy tờ chứng minh việc thay đổi địa chỉ (bản sao sổ hộ khẩu).
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cá nhân, hộ gia đình sẽ thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Điều 60, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về nơi nộp hồ sơ đối với cá nhân, hộ gia đình như sau:
– Cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.
– Nếu không nộp hồ sơ tại UBND cấp xã:
+ Cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với nơi chưa có Văn phòng đăng ký đất đai.
+ Cá nhân, hộ gia đình nộp tại bộ phận một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh nếu địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính.
- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
- Bước 3: Giải quyết yêu cầu
- Bước 4: Trao kết quả
Khi nhận kết quả, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nên kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các thông tin, trường hợp có sai sót cần phải báo lại ngay với bộ phận trả kết quả để được giải quyết kịp thời, hiệu quả.
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Thay đổi số nhà trên sổ hồng“ theo pháp luật hiện hành. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Ngoài ra nếu bạn đọc có quan tấm đến các vấn đề khác liên quan như là muốn chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, muốn làm sổ đỏ, hay muốn sử dụng dịch vụ chuyển đổi từ đất nông nghiệp chuyển sang đất thổ cư,… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Tư vấn luật đất đai qua số hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu chứng chỉ hành nghề đấu thầu
- Chính sách nhà ở cho sĩ quan quân đội
- Thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất
- Chủ đất không chịu sang tên sổ đỏ phải xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
– Đất không có tranh chấp, không bị thế chấp
– Đất không bị kê biên để thi hành án
– Trong thời hạn sử dụng đất
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định chung về mức phí mà cá nhân, hộ gia đình phải nộp khi thực hiện thủ tục thay đổi thông tin thường trú trên Giấy chứng nhận đã cấp. Mức phí này sẽ do từng tỉnh, thành phố quy định. Theo đó, mỗi địa phương sẽ quy định mức phí khau nhau tùy từng trường hợp cụ thể khác nhau.
Từ 10 – 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (thời gian này không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định)
– Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.
– Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.
– Hiệu lực của việc đăng ký biến động đất đai khi có thay đổi về thông tin người sử dụng đất: Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính.
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã kê khai đăng ký được ghi vào Sổ địa chính, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu và có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.