Sau khi các nhà thầu xây dựng xong công trình thì sẽ có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đến nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng. Việc nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng được hiểu đơn giản chính là hoạt động kiểm định chất lượng của các công trình sau khi xây dựng xong để từ đó quyết định xem công trình đó có đủ điều kiện để đưa vào sử dụng hay không. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu các vấn đề như nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng là gì?, “Hồ sơ nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng” gồm những thành phần ra sao?… qua bài viết dưới đây nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, tôi là chủ của một công ty xây dựng, vừa qua thì công ty tôi đã đấu thầu thành công xây dựng một trường học. Sau khi hoàn tất việc xây dựng cũng như lắp đặt các thiết bị thì công trình này sẽ được nghiệm thu để đưa vào sử dụng. Luật sư cho tôi hỏi là pháp luật quy định như thế nào về việc nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng là gì?
Nghiệm thu công trình được hiểu là kiểm định chất lượng của công trình sau khi xây dựng để đưa vào sử dụng. Theo đó, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thực hiện công tác nghiệm thu công trình xây dựng. Việc thực hiện nghiệm thu công trình là bước rất quan trọng và cần thiết cho mỗi công trình được xây dựng, bởi đây là những cơ sở đảm bảo sự an toàn và chất lượng của công trình mà nhà thầu đã cam kết thực hiện với chủ đầu tư theo đúng hợp đồng xây dựng đã ký kết và tuân thủ theo các quy trình xây dựng.
Trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
Theo quy định tại Điều 123, Luật Xây dựng năm 2014 quy định về nghiệm thu công trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu công trình xây dựng chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng thuộc về chủ đầu tư của công trình xây dựng. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết thì chủ đầu tư có thể quy định về việc nghiệm thu đối với các giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình xây dựng.
Hồ sơ nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng
Một bộ hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng bao gồm 2 thành phần:
Tập hợp các biên bản nghiệm thu công việc, bao gồm:
+, Phiếu yêu cầu nghiệm thu công việc xây dựng
+, Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng
+, Các biên bản kiểm tra (nếu có)
Tập hợp các kết quả thí nghiệm của công việc xây dựng, bao gồm:
+, Thí nghiêm trước khi thi công: Biên bản lấy mẫu, kết quả thí nghiệm (bản dấu đỏ).
+, Thí nghiệm trong quá trình thi công: Biên bản lấy mẫu, kết quả thí nghiệm (bản dầu đỏ).
+, Thí nghiêm sau quá trình thi công: Biên bản lấy máu, kết quả thí nghiệm (bản dấu đỏ).
Các bước nghiệm thu công trình xây dựng
Nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm các bước nghiệm thu về công việc xây dựng, nghiệm thu khi hoàn thành giai đoạn xây lắp công trình và nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng.
Nghiệm thu công việc xây dựng
Tùy tình hình thực tế mà chủ đầu tư tổ chức thực hiện các nội dung công tác nghiệm thu công việc xây dựng theo quy định. Cụ thể như sau:
– Thực hiện kiểm tra toàn bộ hệ thống giàn giáo, hệ thống chống đỡ tạm và các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động trong công trình xây dựng.
– Thực hiện kiểm tra tình trạng hiện tại của đối tượng nghiệm thu.
– Thực hiện kiểm tra các kết quả đo lường, thử nghiệm để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, kết cấu công trình, cấu kiện xây dựng, máy móc thiết bị,…
– Thực hiện đối chiếu và so sánh giữa thiết kế đã được duyệt, các tiêu chuẩn trong xây dựng, các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất với những kết quả sau khi kiểm tra.
– Thực hiện đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng và lập bản vẽ hoàn công đối với từng công việc xây dựng. Cho phép chuyển sang giai đoạn tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.
Nghiệm thu khi hoàn thành giai đoạn xây lắp công trình
– Nghiệm thu khi hoàn thành giai đoạn xây lắp công trình nhằm đánh giá kết quả và chất lượng của từng giai đoạn xây lắp, cần phải thực hiện việc nghiệm thu khi kết thúc các giai đoạn này xem có đảm bảo chất lượng hay không trước khi chuyển sang thi công giai đoạn xây lắp tiếp theo nếu được sự đồng ý của chủ đầu tư công trình xây dựng.
– Phân chia giai đoạn xây lắp trong công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, thông thường được phân loại như sau:
+ San nền; Gia cố nền đối với gói thầu riêng;
+ Thi công xong phần cọc, móng, các phần ngầm khác của công trình;
+ Xây lắp kết cấu của thân nhà hay còn được gọi là xây thô;
+ Thi công cơ điện và hoàn thiện công trình xây dựng.
– Nội dung của công việc nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp bao gồm:
+ Thực hiện kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường đồng thời kiểm tra các biên bản nghiệm thu công việc và cấu kiện có liên quan.
+ Thực hiện kiểm tra các kết quả thí nghiệm và đo lường để xác định chất lượng cũng như khối lượng của vật liệu, cấu kiện, kết cấu bộ phận công trình và thiết bị. Kiểm tra bắt buộc đối với các công việc về: kết quả thử áp lực đường ống, thử tải các loại bể chứa…; kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử tất cả các máy móc thiết bị lắp đặt trong công trình xây dựng; kiểm tra các tài liệu đo đạc kích thước hình học, khối lượng kết cấu, bộ phận công trình xây dựng.
Chủ đầu tư sẽ tiến hành lập biên bản nghiệm thu nếu công trình xây dựng hoặc hạng mục xây lắp có chất lượng đạt yêu cầu, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất và có biên bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng đối với hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng. Các bên tham gia nghiệm thu công trình xây dựng sẽ cử đại diện hợp pháp để ký vào biên bản nghiệm thu.
Nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng
Trước khi đưa vào công trình xây dựng hay hạng mục xây dựng vào sử dụng cần phải được nghiệm thu để đánh giá chất lượng công trình cũng như đánh giá toàn bộ kết quả xây lắp.
– Trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên ngành để có các văn bản nghiệm thu công nhận công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình đủ điều kiện sử dụng.
– Công việc nghiệm thu khi hoàn thành xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình bao gồm các nội dung sau:
+ Kiểm tra hiện trường công trình.
+ Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng thực tế của công trình so với thiết kế được duyệt.
+ Kiểm tra kết quả hoạt động thử của hệ thống máy móc và thiết bị công nghệ của công trình.
+ Kiểm tra kết quả đo đạc, quan trắc lún của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng đặc biệt là trong quá trình thử tải các loại bể chứa,…
+ Kiểm tra tất cả các điều kiện đảm bảo an toàn của công trình xây dựng.
+ Kiểm tra hồ sơ hoàn công có đảm bảo chất lượng hay không.
– Với các hạng mục công trình phụ như: tường rào, hồ bơi, nhà để xe… có thể chủ động kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và các bên liên quan theo quy định của pháp luật. Đồng thời không cần có biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi hạng mục công trình hoàn thành.
– Những người ký biên bản nghiệm thu công trình xây dựng phải là những người đại diện hợp pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các bên cùng tham gia nghiệm thu.
– Nếu công trình có những thay đổi so với thiết kế đã được duyệt, có những hư hỏng, sai sót hoặc có các công việc chưa hoàn thành thì các bên có liên quan phải lập bảng kê theo mẫu quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng sau đó ký và đóng dấu xác nhận vào bảng kê đó.
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Hồ sơ nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng“ theo pháp luật hiện hành. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Ngoài ra nếu bạn đọc có quan tấm đến các vấn đề khác liên quan như là làm sổ đỏ, chuyển từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư, tư vấn đặt cọc đất, thoả thuận đặt cọc mua bán nhà đất, hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất, hợp đồng cho thuê nhà đất, hợp đồng đặt cọc nhà đất đơn giản,… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Tư vấn luật đất đai qua số hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm:
- Thẩm định tại chỗ án tranh chấp đất
- Người ở nước ngoài ủy quyền bán đất
- Thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất
- Chủ đất không chịu sang tên sổ đỏ phải xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền kiểm tra:
+ Hội đồng theo quy định tại Điều 25 Nghị định này thực hiện kiểm tra đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này bao gồm: công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên; công trình thuộc dự án do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội…
+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này, trừ các công trình quy định tại điểm a, điểm b khoản này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
+ Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình.
Với các biên bản nghiệm thu công việc
Phải đọc quy định pháp luật. Nghị định 06/2021/NĐC-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021, Tiêu chuẩn thi công và nghiêm thu áp dụng với công việc xây dựng để biết các DỮ LIỆU sẽ đưa vào nội dung biên bản nghiệm thu
• Phải đọc hồ sơ pháp lý của Dự án Hợp đồng thi công, ban về thiết kế biện pháp thi công, Chỉ dân kỹ thuật, các quyết định phê duyệt liên quan đến hạng mục, công việc để biết các DỮ LIỆU sẽ đưa vào nội dung biên bản nghiệm thu
• Phải có: Biểu mẫu hồ sơ nghiệm thu công việc
• Phải biết Kỹ năng để xử lý, xây dựng file hồ sơ từ biểu mẫu công trình được phê duyệt, gồm các kỹ năng Lập bằng thủ công. Sử dụng Maillings, sử dụng Excel hoặc phân mềm lập hồ sơ chất lượng công trình.
Với các kết quả thí nghiệm của công việc xây dựng.
Hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng sẽ có trường hợp có kết quả thí nghiệm và có trường hợp không có kết quả thì nghiệm đi kèm. Việc một công việc có kết quả thí nghiệm chỉ xảy ra khi công việc đỏ có sử dụng vật liệu để thi công.
Để lập được các kết quả thí nghiệm thì cần
Phải đọc: Tiêu chuẩn thì công và nghiệm thu, Chỉ dân kỹ thuật, Đề cương thí nghiệm để nắm rõ được tần suất lấy mẫu, quy cách lấy mẫu của các kết quả thí nghiệm liên quan đến quá trình thì công nghiệm thu của công việc xây dựng
Lập được bang theo dõi thí nghiệm, bảng kể thí nghiệm cho đơn vị thí nghiệm