Xin giấy phép xây dựng nhưng không xây có bị phạt hay không?

12/04/2023 | 10:21 14 lượt xem Trang Quỳnh

Xin chào Luật sư, tôi hiện nay đang có thắc mắc về quy định pháp luật trong việc cấp giấy phép xây dựng, mong được luật sư tư vấn giải đáp. Cụ thể là gia đình tôi xây dựng công trình và thuộc trường hợp cần xin giấy phép xây dựng, chúng tôi đã thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng này nhưng hiện nay nhà tôi do khó khăn về tài chính nên chưa thực hiện nốt công trình. Tôi thắc mắc rằng xin giấy phép xây dựng nhưng không xây, có bị phạt hay không? Những công trình nào phải xin giấy phép xây dựng? Mong luật sư tư vấn sớm, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tư vấn luật đất đai, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nêu trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật Xây dựng sửa đổi bổ sung năm 2020

Giấy phép xây dựng là gì?

Khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng quy định, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Giấy phép xây dựng gồm những loại giấy phép quy định tại Khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng. Cụ thể như sau:

  • Giấy phép xây dựng mới;
  • Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
  • Giấy phép di dời công trình.

Những công trình nào phải xin giấy phép xây dựng?

Khi muốn khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật

Tại Điều 89 Luật xây dựng 2014 quy định về những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như sau:

+ Xây dựng công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng được xây theo lệnh khẩn cấp và những công trình năm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên

+ Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư

+ Công trình xây dựng được xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình hoặc phù hợp với quy hoạch  xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

+ Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

+ Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật xây dựng

+ Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

+ Trường hợp cải tạo, sửa chữa công trình, lắp đặt thiết bị bên trong công trình mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.

Xin giấy phép xây dựng nhưng không xây, có bị phạt hay không?
Xin giấy phép xây dựng nhưng không xây, có bị phạt hay không?

+ Công trìnhh sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc thì không phải xin giấy phép xây dựng

+ Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thông không phải xin giấy phép xây dựng mà chỉ cần lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt

+ Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt

+ Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử- văn hóa thì vẫn sẽ phải xin giấy phép xây dựng

Xin giấy phép xây dựng nhưng không xây, có bị phạt hay không?

Thời hạn sử dụng của giấy phép xây dựng là 12 tháng sau khi được cấp giấy phép xây dựng (Quy định tại khoản 10 Điều 90 Luật xây dựng 2014). Đối với trường hợp các công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn nhưng đã hết thời hạn tồn tại ghi trong giấy phép nhưng quy hoạch chưa được thực hiện thì chủ sở hữu công trình hoặc người được giao sử dụng công trình đề nghị cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét gia hạn thời gian tồn tại cho đến khi quy hoạch được triển khai thực hiện.

Hiện nay có rất nhiều trường hợp đã thực hiện xin giấy phép xây dựng nhưng vì lý do kinh tế không đủ cho nên không thể thực hiện việc thi công công trình. Nếu xảy ra trường hợp này thì trước khi thời gian thi công công trình trên giấy phép xây dựng hết hiệu lực thì chủ đầu tư phải làm hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Tuy nhiên mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần, mỗi lần gia hạn tối đa 12 tháng. Nếu hết thời hạn gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa tiến hành khởi công xây dựng thì chủ đầu tư sẽ phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.

– Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng gồm:

+ Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng

+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.

Vậy khi xin giấy phép xây dựng nhưng không tiến hành xây dựng có bị xử lý không?

Hiện nay pháp luật chưa có quy định về hình thức xử phạt đối với trường hợp này. Cho nên, khi đã xin được giấy phép xây dựng nhưng không tiến hành xây dựng thì sẽ phải xin gia hạn hoặc đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng năm 2023 gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;– Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;– Bản vẽ thiết kế xây dựng;– Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;– Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;– Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;– Bản vẽ thiết kế xây dựng;– Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình theo tuyến-Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;– Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;– Bản vẽ thiết kế xây dựng;– Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.– Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự phù hợp với vị trí và phương án tuyến;– Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình tôn giáo– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;– Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;– Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;– Bản vẽ thiết kế xây dựng;– Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.– Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;– Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;–  Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;– Bản vẽ thiết kế xây dựng;– Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.– Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;–  Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;– Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;–  Bản vẽ thiết kế xây dựng;– Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.– Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quảng cáo.– Trường hợp thuê đất hoặc công trình để thực hiện quảng cáo thì phải có bản sao hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng thuê công trình

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Xin giấy phép xây dựng nhưng không xây, có bị phạt hay không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về mẫu hợp đồng dịch vụ làm sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Xin giấy phép xây dựng ở đâu?

– Khi xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ thì người nộp hồ sơ nộp tại Trung tâm hành chính công hoặc Bộ phận một cửa cấp huyện.
– Đối với công trình thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ phận một cửa liên thông để chuyển hồ sơ cơ quan có thẩm quyền.

Thời gian xin giấy phép xây dựng mất bao lâu?

Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời, thời gian không quá 20 ngày làm việc đối với công trình; 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thẩm quyền thực hiện việc gia hạn cấp giấy phép xây dựng như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 103 Luật Xây dựng 2014 có quy định:
– Đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý sẽ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 
– Đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp cho Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan: thẩm quyền thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Đối với công trình cấp đặc biệt: thẩm quyền thuộc về Bộ Xây dựng.