Văn bản hợp nhất Nghị định về quy hoạch xây dựng mới 2023

29/09/2023 | 15:02 52 lượt xem Vân Anh

Ngày 06/5/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng và nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2015. Trải qua 4 năm thì có những chính sách không còn phù hợp nữa nên ngày 30/8/2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP. Để cho dễ tra cứu và tìm hiểu thì chúng tôi gửi tới bạn đọc Văn bản hợp nhất Nghị định về quy hoạch xây dựng. Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Quy hoạch xây dựng là gì?

Quy hoạch xây dựng là sự sắp xếp không gian của đô thị hoặc nông thôn và các khu chức năng, tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để tạo ra một môi trường phù hợp hơn cho mọi người. Thiết kế xây dựng được thể hiện như một dự án xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.

Căn cứ theo quy định tại khoản 30 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm b khoản 18 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2019 quy định về giải thích từ ngữ như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

30. Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.

Văn bản hợp nhất Nghị định về quy hoạch xây dựng

Văn bản hợp nhất Nghị định về quy hoạch xây dựng đó chính là văn bản số 07/VBHN-BXD ban hành ngày 11/12/2019 để người dân có thể tìm hiểu được những bổ sung, thay đổi các chính sách về quy hoạch xây dựng. Thuộc tính văn bản như sau:

Số hiệu:07/VBHN-BXDLoại văn bản:Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành:Bộ Xây dựngNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:22/11/2019Ngày hợp nhất:22/11/2019
Ngày công báo:11/12/2019Số công báo:Từ số 943 đến số 944
Tình trạng:Còn hiệu lực

Một số nội dung văn bản hợp nhất Nghị định về quy hoạch xây dựng

Quy hoặc xây dựng là một trong những nội dung pháp luật xây dựng rất quan tâm. Tại văn bản hợp nhất thì sẽ có những nội dung đã được sửa đổi, bổ sung theo văn bản trước. Sau đây chúng tôi sẽ thông tin tới bạn đọc một số nội dung văn bản hợp nhất Nghị định về quy hoạch xây dựng như sau:

Đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện

1. Nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện phải đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ quy hoạch được duyệt và các yêu cầu cụ thể sau:

a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế xã hội, hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn, sử dụng đất đai, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, môi trường và những yếu tố mang tính đặc thù của vùng.

b) Đánh giá, rà soát việc thực hiện các quy hoạch đang có hiệu lực.

c) Xác định mục tiêu phát triển, tốc độ đô thị hóa, tính chất, tiềm năng và động lực phát triển vùng.

d) Dự báo phát triển kinh tế, dân số, lao động, nhu cầu về đất đai, tỷ lệ đô thị hóa theo các giai đoạn phát triển 10 năm, 20 năm; xác định các chỉ tiêu kỹ thuật theo mục tiêu phát triển.

đ) Định hướng phát triển không gian vùng liên huyện, vùng huyện:

  • Đề xuất, lựa chọn mô hình phát triển không gian vùng;
  • Xác định các phân vùng để kiểm soát quản lý phát triển;
  • Phân bố và xác định quy mô các không gian phát triển: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ, bảo tồn; xác định quy mô, tính chất các khu chức năng;
  • Xác định mô hình phát triển, cấu trúc hệ thống đô thị và khu vực nông thôn phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội; phân cấp, phân loại đô thị theo không gian lãnh thổ và quản lý hành chính; xác định quy mô dân số, đất xây dựng đô thị;
  • Phân bố và xác định quy mô các hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm: Trung tâm giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, thể dục, thể thao có quy mô lớn, mang ý nghĩa vùng; trung tâm thương mại, dịch vụ cấp vùng; khu du lịch, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng và các di tích văn hóa – lịch sử có giá trị;
  • Phân bố và xác định quy mô các khu vực bảo tồn, khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên trong vùng.

e) Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng liên huyện, vùng huyện:

Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng liên huyện, vùng huyện, gồm: Chuẩn bị kỹ thuật, giao thông, hệ thống điện, cung cấp năng lượng, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và hạ tầng viễn thông thụ động.”

g) Đánh giá môi trường chiến lược:

  • Những vấn đề môi trường có phạm vi tác động lớn;
  • Hiện trạng nguồn gây ô nhiễm lớn, các vùng bị suy thoái môi trường, các vùng sinh thái cảnh quan. Xác định các nội dung bảo vệ môi trường ở quy mô cấp vùng;
  • Dự báo xu thế các vấn đề môi trường do tác động của việc lập và thực hiện quy hoạch;
  • Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các vấn đề môi trường.

Thời gian lập đồ án quy hoạch đối với vùng liên huyện, vùng huyện không quá 12 tháng.

Văn bản hợp nhất Nghị định về quy hoạch xây dựng

Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch nông thôn

Đối với quy hoạch chung xây dựng xã, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch gồm các nội dung chủ yếu sau:

  • Ranh giới, phạm vi, tính chất xã.
  • Kiểm soát không gian, kiến trúc các phân khu chức năng và công trình trọng điểm: Cơ quan hành chính xã, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, thương mại dịch vụ.
  • Chỉ giới đường đỏ của các tuyến đường trục chính xã, liên thôn xóm, trục chính thôn xóm, cốt xây dựng khống chế.
  • Khu vực cấm xây dựng; phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn công trình hạ tầng kỹ thuật; biện pháp bảo vệ môi trường.
  • Khu vực bảo tồn, tôn tạo công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, địa hình cảnh quan.

Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch gồm các nội dung chủ yếu sau:

  • Ranh giới, phạm vi điểm dân cư nông thôn.
  • Vị trí, ranh giới, chức năng, quy mô các lô đất trong điểm dân cư nông thôn; chỉ tiêu về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cốt xây dựng đối với từng lô đất; chiều cao, cốt sàn, hình thức kiến trúc và hàng rào công trình, vật liệu xây dựng của các công trình.
  • Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật đối với từng tuyến đường, ngõ xóm; phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn công trình hạ tầng kỹ thuật.
  • Các quy định về bảo tồn, tôn tạo, cải tạo và chỉnh trang công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, địa hình cảnh quan.
  • Yêu cầu, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.

Tải xuống Văn bản hợp nhất Nghị định về quy hoạch xây dựng

Tư vấn luật đất đai mời bạn tham khảo Văn bản hợp nhất Nghị định về quy hoạch xây dựng. Dưới đây chúng tôi cũng đã để Văn bản hợp nhất Nghị định về quy hoạch xây dựng bản word, nếu bạn cần có thể tải về máy để theo dõi tiện hơn.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Văn bản hợp nhất Nghị định về quy hoạch xây dựng?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu đến dịch vụ tư vấn pháp lý đơn tranh chấp đất đai thừa kế…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Có những căn cứ lập quy hoạch xây dựng nào?

Quy hoạch xây dựng được lập dựa trên 5 căn cứ cơ bản được ghi nhận tại Khoản 2, Điều 13 Luật Xây dựng, cụ thể:
Thứ nhất, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển.
Thứ hai, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
Thứ ba, quy hoạch thời kỳ trước.
Thứ tư, quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng và quy chuẩn khác có liên quan.
Thứ năm, bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế – xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch bao gồm:
Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch
Sơ đồ vị trí địa điểm đề nghị cấp giấy phép quy hoạch
Dự kiến phạm vi, ranh giới khu đất, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch
Dự kiến nội dung đầu tư, quy mô dự án và tổng mức đầu tư