Vai trò của khảo sát trong dự án đầu tư xây dựng là gì?

23/06/2023 | 16:09 153 lượt xem Thủy Thanh

Trong bất kỳ lĩnh vực nào thì khi tiến thành lập, xây dựng kế hoạch cho một dự án đầu tư thì hoạt động khảo sát là điều đương nhiên, đối với việc lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng cũng vậy. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được và hiểu rõ về vai trò của hoạt động khảo sát này. Vậy thì “Vai trò của khảo sát trong dự án đầu tư xây dựng” như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề này qua bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Dự án đầu tư xây dựng là gì?

Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.

Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Trong đó, hoạt động xây dựng sẽ gồm các công việc theo quy định tại Khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 gồm:

– Khảo sát xây dựng;

– Thiết kế xây dựng;

– Lập quy hoạch xây dựng;

– Thi công xây dựng;

– Lập dự án đầu tư xây dựng công trình;

– Giám sát xây dựng;

– Quản lý dự án;

– Lựa chọn nhà thầu;

– Nghiệm thu công trình xây dựng và bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì;

– Các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng

– Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng là những tài sản cố định, có chức năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ khác cho xã hội, thường có vốn đầu tư lớn, do nhiều người, thậm chí do nhiều cơ quan, đơn vị cùng tạo ra.

– Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có quy mô lớn, kết cấu phức tạp.

– Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng của sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác.

Quy định về lập dự án đầu tư xây dựng

Lập dự án đầu tư chính là việc xây dựng và thực hiện trình bày một cách chi tiết có hệ thống về các hoạt động và các chi phí theo một kế hoạch nhằm để đạt được những kết quả và để thực hiện được những mục tiêu nhất định ở trong tương lai. Trong một dự án đầu tư xây dựng thì sẽ phụ thuộc vào mức độ của dự án, yêu cầu của dự án, mục đích của dự án để chủ đầu tư lập dự án đầu tư xây dựng.

Căn cứ tại Điều 52 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 về lập dự án đầu tư xây dựng như sau:

– Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được quy định như sau:

+ Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công; dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;

+ Đối với dự án không thuộc quy định tại điểm a khoản này, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định;

+ Trình tự lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật này, trừ dự án PPP.

– Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:

+ Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

+ Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.

– Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Vai trò của khảo sát trong dự án đầu tư xây dựng

Vai trò của khảo sát trong dự án đầu tư xây dựng

Việc khảo sát công trình xây dựng nhằm đánh giá mức độ thích hợp của địa điểm và môi trường đối với các công trình dự kiến xây dựng; Thiết kế, lựa chọn giải pháp móng cho công trình dự kiến xây dựng một cách hợp lý và tiết kiệm.

Và đề xuất biện pháp thi công hữu hiệu nhất, thấy trước và dự đoán được những khó khăn, trở ngại có thể nảy sinh trong thời gian xây dựng. Nhằm xác định các biến đổi của môi trường địa chất do hoạt động kinh tế – công trình của con người, cũng như ảnh hưởng của các biến đổi đó đối với bản thân công trình và công trình lân cận.

Đồng thời, đánh giá mức độ an toàn của các công trình đang tồn tại, thiết kế cải tạo nâng cấp công trình hiện có và nghiên cứu những trường hợp đã xảy ra gây hư hỏng công trình.

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được lập cho công tác khảo sát phục vụ việc lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình hoặc phục vụ các công tác khảo sát khác có liên quan đến hoạt động xây dựng.

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế lập. Trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế hoặc trong các trường hợp khảo sát khác, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền lập dự án PPP được thuê tổ chức, cá nhân hoặc giao tổ chức, cá nhân trực thuộc có đủ điều kiện năng lực lập, thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư giao cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông qua việc trực tiếp ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng hoặc giao cho nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp nhà thầu tư vấn thiết kế thực hiện cả công tác khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng.

Các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm:

– Mục đích khảo sát xây dựng;

– Phạm vi khảo sát xây dựng;

– Yêu cầu về việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng;

– Sơ bộ khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng, dự toán khảo sát xây dựng (nếu có);

– Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng.

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:

– Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế hoặc khi có thay đổi nhiệm vụ thiết kế cần phải bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng;

– Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế;

– Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố địa chất khác thường, không đáp ứng được nhiệm vụ khảo sát đã được chủ đầu tư hoặc tư vấn thiết kế phê duyệt có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, biện pháp thi công xây dựng công trình.

Khi lập nhiệm vụ khảo sát ở bước thiết kế xây dựng sau thì phải xem xét nhiệm vụ khảo sát và kết quả khảo sát đã thực hiện ở bước thiết kế xây dựng trước và các kết quả khảo sát có liên quan được thực hiện trước đó (nếu có).

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Vai trò của khảo sát trong dự án đầu tư xây dựng” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan như là chia thừa kế đất hộ gia đình, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng ra sao?

Khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà đầu tư cần thực hiện các bước sau:
– Bàn giao, chuẩn bị mặt bằng dự án như:
Bàn giao đất hoặc thuê đất và chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có).
– Khảo sát đầu tư xây dựng trong đó bao gồm:
Khảo sát sơ bộ phục vụ báo cáo đầu tư;
Khảo sát cho tiết phục vụ lập thiết kế;
Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
Lựa chọn nhà thầu KSXD;
Thực hiện khảo sát xây dựng;
Khảo sát bổ sung (nếu có);
Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng;
Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.
– Thi công công trình xây dựng
Chọn nhà thầu thi công, giám sát;
Tiến hành thi công, trong quá trình thi công có thể xin điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với thực tế;
Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành và bàn giao công trình hoàn thành, vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác.

Các loại dự án đầu tư xây dựng gồm những loại ?

Về cơ bản cách phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình được xác định dựa theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP – Nghị định quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
– Phân loại theo quy mô, tính chất và loại công trình chính của dự án:
+ Dự án quan trọng quốc gia;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm A;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm B;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm C.
Mỗi nhóm dự án sẽ có những tiêu chí cụ thể về quy mô, tính chất và loại công trình chính được quy định chi tiết tại Phụ lục số 1 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
– Loại dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ  yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng:
+ Dự án đầu tư công trình xây dựng sử dụng vào mục đích tôn giáo;
+ Dự án đầu tư công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa và nâng cấp có tổng mức đầu tư từ dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
– Phân loại dự án đầu tư xây dựng dựa theo loại nguồn vốn sử dụng:
+ Dự án đầu tư xây dựng có vốn ngoài ngân sách;
+ Dự án đầu tư xây dựng có sử dụng nguồn vốn khác;
+ Dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách của nhà nước.
Ngoài ra, nhiều người phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình theo từng hạng mục như: lập dự án đầu tư xây dựng chung cư và nhà xưởng cho thuê, nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, nhà cao tầng, văn phòng cho thuê, trường học, lò gạch, nhà xưởng, nhà máy, trạm dừng chân, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, bệnh viện, nghĩa trang…