Chào Luật sư, tôi có cho con gái và con rể mượn sổ hồng để đi thế chấp ngân hàng lấy vốn kinh doanh. Giờ công việc kinh doanh của con tôi dần đi vào ổn định, có nguồn thu mỗi tháng nên con gái tôi đã để dành đủ tiền để tiến hành giải chấp sổ hồng cho tôi. Tôi muốn hỏi Thủ tục giải chấp sổ hồng hiện nay như thế nào? Giải chấp sổ hồng hiện nay thời gian tối đa là bao lâu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Sổ hồng là gì?
Sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác. Loại giấy tờ này do Bộ Xây dựng ban hành. Theo Điều 8,9 của bộ Luật nhà ở năm 2014, sổ hồng được cấp theo quy định dưới đây:
“Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.”
“Điều 9. Công nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.”
Như vậy, Khi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ các điều kiện theo Luật nhà ở 2014 sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác
Điều kiện được xóa đăng ký thế chấp theo quy định thế nào?
Trường hợp phổ biến nhất mà bên thế chấp được xóa đăng ký thế chấp là khi bên vay đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ trả nợ (bao gồm nợ gốc và lãi) với tổ chức tín dụng. Bên vay được nhận lại sổ hồng, sổ đỏ từ tổ chức tín dụng để đi giải chấp.
Ngoài ra, Căn cứ Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, có một số trường hợp khác bên thế chấp được xóa đăng ký thế chấp bao gồm
- Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác;
- Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;
- Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;
- Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;
- Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
- Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật;
- Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;
Thủ tục giải chấp sổ hồng hiện nay như thế nào?
Thành phần hồ sơ giải chấp sổ đỏ, sổ hồng
TT | Thành phần hồ sơ | Số lượng |
1 | Phiếu yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (bản chính) | 02 |
2 | Công văn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (bản chính) | 02 |
3 | Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – sổ đỏ (bản chính) | 01 |
4 | Văn bản ủy quyền (nếu có) | 02 |
Bước 1. Giải chấp trên hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng
Người sử dụng đất cần liên hệ với Tổ chức hành nghề công chứng nơi đã ký hợp đồng thế chấp cung cấp cho họ Công văn đề nghị xóa thế chấp của Ngân hàng để họ giải chấp trên hệ thống.
Bước 2. Nộp hồ sơ giải chấp tại cơ quan nhà nước
Để thực hiện thủ tục giải chấp sổ đỏ/sổ hồng nhà thì người sử dụng đất cần chuẩn bị hồ sơ như trên:
- Nơi nộp hồ sơ giải chấp sổ đỏ: Thường là Văn phòng đăng ký đất đai – Nơi trước đó khách hàng đã đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Thời gian giải chấp sổ đỏ: 03 ngày làm việc (lưu ý: luôn là ngày làm việc và kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ). Đây là con số trên lý thuyết và có thể sẽ không đúng trên thực tế.
Bước 3. Nhận kết quả giải chấp sổ đỏ:
Người sử dụng đất (hoặc người được ủy quyền) mang giấy hẹn tới bộ nhận và trả kết quả để nhận đồng thời nộp một khoản phí theo quy định (có biên lai/hóa đơn thu phí).
Hồ sơ xóa đăng ký thế chấp sổ hồng gồm những gì?
Căn cứ Điều 47 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP, người có nhu cầu xóa đăng ký thế chấp nộp 01 bộ hồ sơ bao gồm 4 loại giấy tờ sau:
- Phiếu yêu cầu xóa đăng ký
- Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm;
- Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Riêng trường hợp xóa đăng ký thế chấp do tài sản bảo đảm đã bị kê biên, xử lý xong từ việc thực hiện thi hành án dân sự thì thành phần hồ sơ bao gồm:
- Phiếu yêu cầu xóa đăng ký
- Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
- Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục giải chấp sổ hồng hiện nay như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là hợp đồng cho thuê nhà và đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm:
- Trình tự, thủ tục mua đất không có sổ đỏ
- Mẫu hợp đồng chuyển nhượng một phần thửa đất
- Hợp đồng mua bán đất không có sổ đỏ
- Ủy quyền đứng tên sổ đỏ
Câu hỏi thường gặp
Có những đặc điểm sau đây của sổ hồng bạn cần nắm rõ để tránh bị mất quyền lợi và xảy ra tranh chấp không đáng có:
– Phải tránh những hành vi vi phạm về luật đất đai. Nếu vi phạm sẽ bị phạt rất nặng và có khả năng bị thu hồi quyền sở hữu.
– Sổ hồng không có giá trị vĩnh viễn, chỉ được sở hữu lâu dài mà thôi. Thời gian sẽ được quy định rõ tùy vào tính chất nhà ở hay đất đai mà bạn sở hữu. Ví dụ khi mua nhà chung cư bạn chỉ được sở hữu trong một khoảng thời gian nhất định, sau thời gian đó phải trả lại chứ không thể lại cho con cháu sinh sống như nhà phố.
– Sổ hồng có thể thế chấp để vay trả góp ngân hàng hay vay ở các công ty tài chính được.
Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đều được cấp theo quy định pháp luật. Theo bộ Luật về Đất đai, pháp luật về nhà ở và pháp luật xây dựng trước ngày 10/12/2009. Toàn bộ giấy tờ này vẫn có giá trị pháp lý, không phải đổi sang giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất cùng các tài sản gắn liền với đất.”
Sổ hồng, sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu đất đai nhà ở cùng tài sản khác gắn liền với đất có giá trị pháp lý bằng nhau
Sổ đỏ hay Sổ hồng đều là một loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đều được pháp luật thừa nhận, có giá trị ngang nhau. Do vậy bạn không cần phải đổi từ Sổ đỏ sang Sổ hồng trừ khi bạn có nhu cầu.
Các trường hợp được đổi sổ đỏ sang hồng được quy định tại khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định. Chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai sau:
Người sử dụng đất có nhu cầu đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009.
Giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng.
Trường hợp thực hiện thủ tục dồn đất, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích. Hoặc kích thước đất.
Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với tài sản chung của vợ và chồng. Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng. Nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.