Thủ tục sang tên nhà chung cư cho người nước ngoài ra sao?

04/08/2022 | 09:25 9 lượt xem Thanh Loan

Khi chuyển nhượng, sang tên chung cư các bên sẽ phải tiến hành các bước thủ tục theo quy định pháp luật. Vậy thủ tục sang tên nhà chung cư cho người nước ngoài ra sao? Có khác gì so với thủ tục sang tên bình thường hay không? Mòi bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện để cá nhân nước ngoài mua nhà chung cư tại Việt Nam

Theo quy định tại điều 7 Luật Nhà ở năm 2014 cá nhân người nước ngoài là một trong những đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này”

Cụ thể, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

“a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.”

Trong đó, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam là những người đảm bảo các điều kiện được nhập cảnh:

  • Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.
  • Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày;
  • Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh sau đây: Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng; Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú; Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng; Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực; Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực; Vì lý do phòng, chống dịch bệnh; Vì lý do thiên tai; Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  • Đối với cá nhân nước ngoài, giấy tờ chứng minh  đủ điều kiện để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là hộ chiếu, tuy nhiên hộ chiếu phải còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam (Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP). Đồng thời đây cũng là một trong những giấy tờ quan trọng để có thể thực hiện thủ tục sang tên căn hộ chung cư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thủ tục sang tên nhà chung cư cho người nước ngoài ra sao?
Thủ tục sang tên nhà chung cư cho người nước ngoài ra sao?

Thủ tục sang tên nhà chung cư cho người nước ngoài ra sao?

Thứ nhất, thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng

Bên mua và bên bán phải công chứng hợp đồng mua bán, nếu cá nhân nước ngoài không thông thạo tiếng Việt thì họ cần phải có người phiên dịch. Người phiên dịch sẽ do bên yêu cầu công chứng mời, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.

Để công chứng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, bên mua và bên bán tự chuẩn bị các giấy tờ sau:

Bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Bản chính giấy tờ tùy thân của bên mua và bên bán:

Đối với bên bán:

  • Giấy chứng minh nhân dân/ hộ chiếu (còn thời hạn sử dụng: CMND không quá 15 năm và Hộ chiếu không quá 10 năm kể từ ngày cấp);
  • Sổ hộ khẩu;
  • Giấy đăng ký kết hôn (trường hợp đã kết hôn); hoặc Giấy xác nhận độc thân (trường hợp đang độc thân hoặc đã ly hôn);

Đối với bên mua (cá nhân nước ngoài):

  • Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng
  • Giấy chứng nhận quan hệ hôn nhân
  • Thẻ tạm trú
  • Ngoài ra trong trường hợp có uỷ quyền thì văn bản uỷ quyền phải được công chứng và người được uỷ quyền cũng phải mang bản chính Giấy CMND/ hộ chiếu.

Lưu ý: tất cả các giấy tờ tùy thân của bên mua phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng bản dịch

  • Bản chính các giấy tờ khác có liên quan đến thửa đất như tờ khai đã nộp thuế (nếu có).
  • Dự thảo hợp đồng, giao dịch mà các bên chuẩn bị hoặc các bên cũng có thể yêu cầu công chứng tự soạn trên thông tin mà các bên cung cấp;

Thẩm quyền công chứng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh/thành phố có nhà đất.

Trình tự:

  • Các bên mang đầy đủ Giấy tờ nêu trên đến Phòng/ Văn phòng công chứng để yêu cầu Công chứng Hợp đồng, giao dịch của các bên.
  • Công chứng viên sẽ kiểm tra Giấy tờ (nếu hợp lệ) sẽ tiến hành soạn thảo Hợp đồng theo yêu cầu của các bên (hoặc theo Hợp đồng mẫu của các bên mang theo).
  • Các bên tiến hành đọc lại, kiểm tra nội dung Hợp đồng mà công chứng viên soạn.
  • Các bên ký tên, lăn tay vào Hợp đồng và Công chứng viên công chứng Hợp đồng.
  • Các bên đóng lệ phí công chứng và nhận bản chính Hợp đồng.

Thứ hai, Thủ tục sang tên căn hộ chung cư tại văn phòng đăng ký đất đai

Sau khi công chứng hợp đồng tại tổ chức công chứng có thẩm quyền, tùy theo thỏa thuận của hai bên mà bên bán hoặc bên mua sẽ phải nộp một bộ hồ sơ đăng ký sang tên căn hộ chung cư tại văn phòng đăng ký đất đai.

Cơ quan quản lý sẽ kiểm tra hồ sơ, xác định vị trí nhà đất gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính. Sau khi có thông báo nghĩa vụ tài chính thì thực hiện nghĩa vụ tài chính. Lấy biên lai thu thuế, lệ phí nộp cho văn phòng đăng ký đất đai để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Bên cạnh đó, trường hợp trước khi hết hạn sở hữu nhà ở mà cá nhân nước ngoài muốn bán hoặc tặng cho nhà ở thì người mua, người được tặng cho được sở hữu nhà ở phải theo quy định sau đây:

  • Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì bên mua, bên nhận tặng cho được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài;
  • Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bên mua, bên nhận tặng cho chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại; khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm
  • Bên bán, bên tặng cho nhà ở phải nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức nào?

Phạm vi kinh doanh bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, theo đó:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:

a) Các hình thức quy định tại các điểm b, d, g và h khoản 1 Điều này, cụ thể: b) Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại; d) Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua; g) Đối với đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để cho thuê theo đúng mục đích sử dụng đất; và h) Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua.

b) Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

c) Đối với đất thuê, đất nhận chuyển nhượng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Thủ tục sang tên nhà chung cư cho người nước ngoài ra sao?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Người nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?

Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
– Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở,trừ khu vực bảo đảm quốc phòng,an ninh theo quy định của Chính phủ.
Như vậy người nước ngoài chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở chứ không phải giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua các hình thức sau:
Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam
Mua Hoặc thuê hoặc được tặng cho được thừa kế

Hồ sơ sang tên chung cư gồm những gì?

Tờ khai thuế phi nông nghiệp, tờ khai thuế thu nhập cá nhân, tờ khai lệ phí trước bạ
Đơn đề nghị đăng ký biến động (do bên bán ký); Trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay.
Hai bản Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư đã công chứng
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc)
02 bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được công chứng
02 bản sao công chứng CMND của bên bán, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của bên bán
02 bản sao thẻ tạm trú, hộ chiếu, giấy chứng nhận quan hệ hôn nhân của bên mua