Trình tự, thủ tục mua lại nhà ở xã hội năm 2023

07/01/2023 | 09:28 20 lượt xem Thanh Loan

Những năm gần đây các dự án nhà ở xã hội ngày càng được ưa chuộng và giúp người dân nghèo sở hữu căn hộ với mức giá mơ ước. Nhà ở xã hội ngày càng nhiều giúp người nghèo có nhà ở, giảm gánh nặng cho xã hội. Nhà ở xã hội thường có giá rẻ hơn so với các loại hình nhà ở khác, chính sách hỗ trợ mua nhà ở xã hội giúp người dân có được căn hộ trong thời gian ngắn nhưng phải đáp ứng các điều kiện và giấy tờ chứng minh. Thủ tục mua nhà ở xã hội dưới đây giúp người dân chuẩn bị đầy hồ sơ, giấy tờ chứng minh đối tượng được mua nhà ở xã hội. Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Thủ tục mua lại nhà ở xã hội năm 2023”.

Nhà ở xã hội là gì?

Khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định:

“Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.”

Theo đó, mặc dù là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng phải đáp ứng tiêu chuẩn về diện tích theo từng loại nhà cụ thể:

Loại 1: Nhà chung cư

Trường hợp là nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích sử dụng mỗi căn hộ tối thiểu là 25 m2, tối đa là 70 m2, bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Loại 2: Nhà ở liền kề thấp tầng

Trường hợp là nhà ở liền kề thấp tầng thì tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng của mỗi căn nhà không vượt quá 70 m2, hệ số sử dụng đất không vượt quá 2,0 lần và phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở xã hội

Căn cứ Điều 49 Luật Nhà ở 2014, các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện theo quy định (điều kiện được trình bày ở mục sau) thì được hưởng chính sách hỗ trợ:

TTĐối tượng
1Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng
2Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn
3Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu
4Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị
5Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp
6Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân
7Cán bộ, công chức, viên chức
8Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở 2014 (người trả lại nhà ở công vụ nếu không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm theo quy định và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ thì cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng người này có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp tỉnh nơi người đó sinh sống căn cứ vào tình hình cụ thể để giải quyết cho thuê, cho thuê mua, mua nhà ở xã hội)
9Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập
10Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở
Thủ tục mua lại nhà ở xã hội năm 2023
Thủ tục mua lại nhà ở xã hội năm 2023

Hồ sơ mua nhà ở xã hội

Căn cứ Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP và Điều 10 Thông tư 20/2016/TT-BXD, đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội nhưng chưa được hưởng phải chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ như sau:

Đơn đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở theo mẫu số 01 tại phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 20/2016/TT-BXD.

Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội.

Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú

  • Đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội thì phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó.
  • Trường hợp đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú thì phải có bản sao có chứng thực giấy đăng ký tạm trú; bản sao có chứng thực hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn và giấy xác nhận (hoặc giấy tờ chứng minh) về việc có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người đó đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
  • Đối tượng làm việc cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội mà việc đóng bảo hiểm thực hiện tại địa phương nơi đặt trụ sở chính thì phải có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đặt trụ sở chính về việc đóng bảo hiểm.

Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập

Thủ tục mua lại nhà ở xã hội năm 2023

 Nộp hồ sơ

Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, người có nhu cầu đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội nộp hồ sơ cho chủ đầu tư.

Người nhận hồ sơ phải ghi giấy biên nhận, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì người nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi rõ lý do chưa giải quyết và trả lại cho người nộp hồ sơ để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện.

Giải quyết yêu cầu

Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm gửi danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo thứ tự ưu tiên (trên cơ sở chấm điểm theo quy định) về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để kiểm tra nhằm loại trừ việc người được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần.

Trường hợp đối tượng dự kiến được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo danh sách do chủ đầu tư lập mà đã được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở theo quy định hoặc đã được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại dự án khác thì Sở Xây dựng có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho chủ đầu tư biết để xóa tên trong danh sách được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Sau 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được danh sách, nếu Sở Xây dựng không có ý kiến phản hồi thì chủ đầu tư thông báo cho các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trong dự án của mình đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng.

Sau khi ký hợp đồng, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm lập đầy đủ danh sách các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội gửi về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để công bố công khai trong thời hạn 30 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được danh sách) và lưu trữ để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra (hậu kiểm).

Đồng thời, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm công bố công khai danh sách này tại trụ sở làm việc của chủ đầu tư và tại sàn giao dịch bất động sản hoặc trang thông tin điện tử về nhà ở xã hội của chủ đầu tư (nếu có).

Thông tin liên hệ

Tư vấn Luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục mua lại nhà ở xã hội năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đất nông nghiệp chuyển sang đất thổ cư. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua được vay tối đa bao nhiêu?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 25/2015/TT-NHNN quy định mức cho vay như sau:
Tổ chức tín dụng được chỉ định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay đối với khách hàng, cụ thể:
1. Đối với xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê: Mức cho vay tối đa bằng 80% tổng mức đầu tư dự án, phương án vay và không vượt quá 80% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
2. Đối với xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán: Mức cho vay tối đa bằng 70% tổng mức đầu tư dự án, phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.

 Thời hạn cho vay tối đa bao nhiêu năm khi vay xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê mua?

Theo Điều 7 Thông tư 25/2015/TT-NHNN sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 20/2021/TT-NHNN quy định thời hạn cho vay như sau:
1. Đối với khách hàng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê: Thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm và tối đa không quá 20 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
2. Đối với khách hàng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua: Thời hạn cho vay tối thiểu là 10 năm và tối đa không quá 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.

Thủ tục cho vay vốn để xây dựng nhà ở xã hội thực hiện ra sao?

Tại Điều 11 Thông tư 25/2015/TT-NHNN quy định quy trình, thủ tục cho vay vốn như sau:
Tổ chức tín dụng được chỉ định hướng dẫn cụ thể, chi tiết và niêm yết công khai về quy trình thủ tục vay vốn đảm bảo các nội dung sau:
1. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng chuẩn bị và gửi cho tổ chức tín dụng được chỉ định nơi muốn vay hồ sơ vay vốn theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng được chỉ định.
2. Trên cơ sở hồ sơ vay vốn do khách hàng cung cấp, tổ chức tín dụng thực hiện thẩm định và quyết định cho vay theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Tổ chức tín dụng quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng thông báo bằng văn bản cho khách hàng lý do từ chối cho vay khi khách hàng có yêu cầu.
3. Việc cho vay của tổ chức tín dụng được chỉ định và khách hàng phải được lập thành hợp đồng cho vay. Hợp đồng cho vay phải có các nội dung theo quy định của pháp luật hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.