Thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội như thế nào?

25/09/2023 | 11:13 85 lượt xem Trà Ly

Những năm gần đây có thể thấy khá nhiều dự án nhà ở xã hội được phát triển. Ngoài việc nhà nước bỏ vốn xây dựng thì doanh nghiệp, tổ chức cũng có thể đầu tư vào dự án nhà ở xã hội. Việc đầu tư phải tuân thủ quy định pháp luật, đặc biệt là lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội. Vậy, thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội được thực hiện như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Nhà ở 2014
  • Nghị định 100/2015/NĐ-CP
  • Nghị định 49/2021/NĐ-CP

Nhà ở xã hội là gì?

Những năm gần đây, ta nghe rất nhiều đến các dự án nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội là một loại nhà ở rất có lợi đối với các đối tượng mà pháp luật quy định. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về nhà ở xã hội nhé.

Theo khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định thì nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định.

Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cần đáp ứng các điều kiện nào?

Để được đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thì dự án nhà ở xã hội cần đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định. Do đó, khi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cần nắm được các điều kiện này. Vậy, dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cần đáp ứng các điều kiện nào? Hãy theo dõi nội dung sau đây để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ Điều 54 Luật Nhà ở 2014 có quy định về yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội như sau:

Điều 54. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

1. Đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 19 của Luật này; trường hợp xây dựng nhà ở xã hội chưa có trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi lấy ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải quy hoạch khu vực riêng để lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê.

3. Đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội mà không thuộc khu vực phải lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội riêng để cho thuê quy định tại khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội trong dự án để cho thuê; chủ đầu tư được hưởng cơ chế ưu đãi xây dựng nhà ở để cho thuê theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật này đối với phần diện tích 20% nhà ở xã hội để cho thuê và được bán nhà ở này cho người đang thuê theo quy định về bán nhà ở xã hội sau thời hạn 05 năm cho thuê.

4. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, kiểm soát về chất lượng, tiêu chuẩn diện tích, giá thuê, giá thuê mua, giá bán và việc xét duyệt đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở.”

Như vậy, dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Đáp ứng các yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở;

– Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy hoạch khu vực riêng;

– Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, kiểm soát về chất lượng, tiêu chuẩn diện tích, giá thuê, giá thuê mua, giá bán và việc xét duyệt đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở.

Thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội chi tiết năm 2023

Thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội

Để đầu tư dự án nhà ở xã hội thì chủ đầu tư cần thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định. Pháp luật quy định về thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội. Vì vậy, để tránh vi phạm quy trình thì chủ đầu tư cần nắm được thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội. Dưới đây là thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội mà chủ đầu tư cần nắm rõ.

Thủ tục đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo Điều 8 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 49/2021/NĐ-CP) như sau:

– Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư công và pháp luật xây dựng.

– Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không phải bằng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện như sau:

+ Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 57 Luật Nhà ở 2014 thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu;

+ Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 57 Luật Nhà ở 2014 thì thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư. 

Nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời xác định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội;

+ Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 57 Luật Nhà ở 2014 thì thực hiện theo quy định của pháp luật nhà ở. Nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện năng lực tài chính để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật có liên quan.

– Bộ Xây dựng hướng dẫn quy định về điều kiện, tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

– Bộ Quốc phòng và Bộ Công an được phép triển khai các dự án nhà ở xã hội theo quy định tại Nghị định này để giải quyết nhà ở cho các đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 49 Luật Nhà ở 2014 phù hợp với tình hình và điều kiện đặc thù riêng, nhưng phải bảo đảm nguyên tắc mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một lần.

Như vậy, khi thực hiện đầu tư dự án nhà ở xã hội cần tuân thủ thủ tục trên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội chi tiết năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về giấy đặt cọc mua bán nhà đất viết tay. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội như thế nào?

Theo khoản 7 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP quy định về việc lựa chọn nhà đầu tư như sau:
– Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền sử dụng đất hợp pháp, phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở, có đủ điều kiện làm chủ đầu tư và có nhu cầu xây dựng nhà ở xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư. Nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời xác định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội;
– Trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để bố trí cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp ở thì doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản thì thực hiện theo quy định của pháp luật nhà ở. Nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện năng lực tài chính để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật có liên quan.
Như vậy, doanh nghiệp có quyền đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Đất để xây dựng nhà ở xã hội như thế nao?

Đất để xây dựng nhà ở xã hội được quy định tại Điều 56 Luật Nhà ở 2014 bao gồm:
+ Đất được Nhà nước giao để xây dựng nhà ở cho thuê, cho thuê mua, bán;
+ Đất được Nhà nước cho thuê để xây dựng nhà ở cho thuê;
+ Diện tích đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại mà chủ đầu tư phải dành để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này;
+ Đất ở hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân dùng để xây dựng nhà ở xã hội.