Các doanh nghiệp hiện nay thông thường sẽ lựa chọn hình thức đấu thầu để việc lựa chọn và tìm kiếm đối tác cho doanh nghiệp mình. Mục đích của việc này đối với bên mời thầu dó chính là họ có quyền được cung cấp hàng hóa, dịch vụ ở mức giá hợp lý, đủ để bù đắp cho các khoản chi phí bỏ ra và có một khoản lợi nhuận thu lại. Pháp luật hiện nay quy định chi tiết về các hình thức lựa chọn nhà thầu, vậy quy định nội dung này ra sao? Và thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu là bao lâu? Bạn đọc hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về vấn đề này tại nội dung bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Hình thức lựa chọn nhà thầu thường được thực hiện trong quá trình tìm kiếm và chọn nhà thầu để thực hiện một dự án xây dựng hoặc cung cấp dịch vụ. Có nhiều hình thức lựa chọn nhà thầu phổ biến, dưới đây là quy định pháp luật về các hình thức lựa chọn nhà thầu
Đấu thầu hạn chế
Tại Điều 20 Luật Đấu thầu 2013 quy định về đấu thầu rộng rãi như sau:
– Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.
– Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 Luật Đấu thầu 2013
Căn cứ Điều 21 Luật Đấu thầu 2013 quy định về đấu thầu hạn chế như sau:
Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Chỉ định thầu
Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
(1) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước;
Gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề;
Gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
(2) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;
(3) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
(4) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;
(5) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;
(6) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.
– Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu (2), (3), (4), (5), (6) phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;
+ Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
+ Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;
+ Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;
+ Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày;
Trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;
+ Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
Lưu ý:
Đối với gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013 và đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013 nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các điều 20, 21, 23 và 24 Luật Đấu thầu 2013 thì khuyến khích áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác.
– Chỉ định thầu đối với nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
+ Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện;
+ Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn;
+ Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất theo quy định của Chính phủ.
(Điều 22 Luật Đấu thầu 2013)
Chào hàng cạnh tranh
Tại Điều 23 Luật Đấu thầu 2013 quy định về chào hàng cạnh tranh như sau:
– Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
+ Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
+ Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
– Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
+ Có dự toán được phê duyệt theo quy định;
+ Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.
Mua sắm trực tiếp
Căn cứ Điều 24 Luật Đấu thầu 2013 quy định về mua sắm trực tiếp như sau:
– Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
– Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
+ Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;
+ Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
+ Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
– Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.
Tự thực hiện
Tại Điều 25 Luật Đấu thầu 2013 quy định về việc tự thực hiện như sau:
Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 Luật Đấu thầu 2013 thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Tham gia thực hiện của cộng đồng
Tại Điều 27 Luật Đấu thầu 2013 quy định cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp sau đây:
– Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.
Có những phương thức đấu thầu nào hiện nay?
Hiện nay, có nhiều phương thức đấu thầu được sử dụng để lựa chọn nhà thầu cho các dự án xây dựng hoặc cung cấp dịch vụ. Chi tiết quy định về những phương thức đấu thầu hiện nay như sau:
Theo quy định của Luật đấu thầu năm 2013 thì có các phương thức lựa chọn nhà thầu như sau:
1. Phương thức đấu thầu bao gồm đấu thầu một túi hồ sơ và đấu thầu hai túi hồ sơ. Bên mời thầu có quyền lựa chọn phương thức đấu thầu và phải thông báo trước cho các bên dự thầu.
2. Trong trường hợp đấu thầu theo phương thức đấu thầu một túi hồ sơ, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong một túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và việc mở thầu được tiến hành một lần.
3. Trong trường hợp đấu thầu theo phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ thì bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng biệt được nộp trong cùng một thời điểm và việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước.
Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu là bao lâu?
Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu là quá trình xem xét và chấp thuận kết quả đấu thầu để chọn nhà thầu cho một dự án cụ thể. Quá trình này thường được thực hiện bởi chủ đầu tư hoặc bên quản lý dự án. Tại Điều 12 Luật Đấu thầu 2013 quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu:
– Thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định;
– Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng, gửi thư mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu;
– Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan tâm được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ quan tâm trước thời điểm đóng thầu;
– Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ dự sơ tuyển trước thời điểm đóng thầu;
– Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ yêu cầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ đề xuất trước thời điểm đóng thầu;
– Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 20 ngày đối với đấu thầu trong nước và 40 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu;
– Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 20 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 30 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 30 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 40 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án;
– Thời gian thẩm định tối đa là 20 ngày cho từng nội dung thẩm định:
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình;
– Thời gian phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu hoặc báo cáo thẩm định trong trường hợp có yêu cầu thẩm định;
– Thời gian phê duyệt hoặc có ý kiến xử lý về kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu hoặc báo cáo thẩm định trong trường hợp có yêu cầu thẩm định;
– Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất tối đa là 180 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu;
Trường hợp gói thầu quy mô lớn, phức tạp, gói thầu đấu thầu theo phương thức hai giai đoạn, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 210 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.
Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và phải bảo đảm tiến độ dự án;
– Thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 15 ngày đối với đấu thầu quốc tế trước ngày có thời điểm đóng thầu;
Đối với sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu thì tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu.
Trường hợp thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ không đáp ứng quy định tại điểm này, bên mời thầu thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu tương ứng bảo đảm quy định về thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
– Thời hạn gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu theo đường bưu điện, fax là 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.
Theo quy định nêu trên, thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 20 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 30 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 30 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 40 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu là bao lâu?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về tách sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Khi nào thì nhà ở xã hội có thể được bán lại năm 2022?
- Đất chưa có Sổ đỏ, bác ruột vẫn có thể tặng cho cháu hay không?
- Mẫu hợp đồng cho mượn nhà ở năm 2022
Câu hỏi thường gặp:
Tại Khoản 4 Điều 38 Luật Đấu thầu 2013 quy định về quy trình lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu;
Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
Bước 5: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Theo khoản 5 Điều 38 Luật Đấu thầu 2013 quy định quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng;
Bước 2: Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
Bước 3: Ký kết hợp đồng.
Tại Khoản 6 Điều 38 Luật Đấu thầu 2013 quy định về quy trình lựa chọn nhà thầu đối với lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và gửi điều khoản tham chiếu cho nhà thầu tư vấn cá nhân;
Bước 2: Nhà thầu tư vấn cá nhân nộp hồ sơ lý lịch khoa học;
Bước 3: Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của nhà thầu tư vấn cá nhân;
Bước 4: Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
Bước 5: Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
Bước 6: Ký kết hợp đồng.