Thưa luật sư, tôi có làm một công trình xây dựng với bạn tôi, vì đây là lĩnh vực mới nên tôi vẫn còn nhiều vấn đề còn thắc mắc muốn nhờ luật sư tư . Luật sư có thể tư vấn cho tôi thủ tục hoàn công công trình xây dựng nhà ở như thế nào? Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng nhà ở bao gồm giấy tờ gì? Hồ sơ hoàn công nhà ở gồm những gì? Quy trình hồ sơ hoàn công mới nhất năm 2022 ra sao? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Thời gian hoàn công công trình xây dựng? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!
Căn cứ pháp lý:
Hồ sơ hoàn công là gì?
Hồ sơ hoàn công là tất cả những tài liệu, lý lịch của công trình xây dựng được quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 Bộ Xây Dựng thể hiện những sửa đổi, thay đổi về thực trạng đất, công trình nhà cửa sau quá trình thi công, đây là điều kiện để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Hiện tại, pháp luật Việt Nam chia quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức thành 2 loại chính là: tài sản phải đăng ký sở hữu và tài sản không phải đăng ký sở hữu. Nhà ở, công trình xây dựng thuộc nhóm tài sản phải đăng ký sở hữu. Muốn đăng ký quyền sở hữu, điều không thể thiếu là thực hiện thủ tục hoàn công để công trình được thừa nhận về mặt pháp lý. Một căn nhà thiếu giấy tờ hoàn công sẽ chưa được pháp luật thừa nhận, từ đó khiến bạn có thể bị thu hồi đất hoặc việc mua bán gặp khó khăn do người mua e ngại.
Một bộ hồ sơ hoàn công công trình đầy đủ chứa đựng nhiều loại giấy tờ quan trọng thể hiện rõ chi tiết công trình và quá trình thi công. Chủ đầu tư sau đó có trách nhiệm tập hợp, kiểm tra tài liệu, trình lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để phục vụ việc nghiệm thu công trình xây dựng.
Hồ sơ hoàn công là cơ sở pháp lý để cơ quan chức năng tiến hành xét duyệt giấy phép hoàn công. Nếu bộ hồ sơ hoàn công đầy đủ, thủ tục sẽ được xúc tiến nhanh chóng và chủ đầu tư sẽ nhận được tờ giấy phép hoàn công trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên nếu như hồ sơ hoàn công còn thiếu nhiều loại chứng từ, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu bổ sung, lúc này chủ đầu tư sẽ phải mất rất nhiều công sức, thời gian và cả tiền bạc để hoàn thiện hồ sơ.
Hoàn công cũng chính là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công. Đối với nhà riêng thì sau khi xây dựng xong phải hoàn thiện thủ tục này trước khi làm thủ tục xin cấp sổ. Thực tế nếu không hoàn công thì ngôi nhà vẫn có sổ hồng, tuy nhiên sẽ có sự khác nhau về hình thức cũng như giá trị đối với sổ hồng hoàn công và chưa hoàn công
- Về hình thức: sổ hồng chưa hoàn công chỉ thể hiện ranh giới, diện tích đất, vị trí thổ cư( nếu có). Còn sổ hoàn công thì sẽ có thể hiện mặt bằng từng tầng.
- Về giá trị: sổ hồng đã hoàn công là giấy tờ khẳng định quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà trên đất đó. Còn với sổ hồng chưa hoàn công, pháp luật chỉ công nhận quyền sở hữu đất. Ngôi nhà trên mảnh đất đó không có giá trị pháp luật.
Trình tự làm hồ sơ hoàn công công trình xây dựng
Để có thể nhanh chóng chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn công mà không gặp phải những vướn mắc không đáng có thì các bạn cần thực hiện theo những bước sau đây.
Bước 1: Xác định điều kiện hoàn công
Nếu căn nhà của bạn không bắt buộc phải xin phép xây dựng trước khi tiến hành thi công thì bạn không cần phải làm thủ tục hoàn công. Suy ra công trình cần có thủ tục hoàn công trong trường hợp phải xin giấy phép xây dựng trước khi tiến hành thi công.
Bước 2: Xác định hiện trạng công trình để hoàn công
Đơn vị thi công sẽ có trách nhiệm dọn dẹp công trình và chuẩn bị tài liệu nghiệm thu, cũng như lập bản vẽ hoàn công sau khi công trình được xây dựng hoàn tất.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 4: Nộp hồ sơ hoàn công
Dựa vào đặc điểm của công trình mà bạn sẽ nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền phù hợp, cụ thể:
- Nộp cho Sở Xây dựng: Những công trình xây dựng nằm ở cấp đặc biệt, cấp 2 như công trình tôn giáo, công trình du lịch, tượng đài, hay công trình lịch sử,…
- Nộp cho UBND quận/huyện/xã: Công trình xây dựng là nhà ở tư nhân hoặc riêng lẻ.
- Nộp cho Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng khu đô thị mới: Những công trình xây mới, công trình cải tạo hoặc những khu công nghiệp cần phải xin giấy phép trong phạm vi ranh giới của khu vực
Thời gian hoàn công công trình xây dựng bao lâu
Trước hết cần nắm rõ quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ hoàn công nhà ở theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
- Sau khi nhận hồ sơ, bộ phận giải quyết hoàn công sẽ sắp xếp đo đạc thực trạng công trình. Thời gian trong khoảng 7 ngày để hoàn tất thủ tục này;
- Tiếp theo là giai đoạn xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Có thể kéo dài từ 3 tuần tới 1 tháng tùy vào từng địa phương. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì phòng Quản lý đô thị quận – huyện có công văn trả lời (nêu rõ lý do) trong thời gian 15 ngày;
- Hồ sơ sau thẩm định được gửi sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính. Cơ quan thuế sẽ gửi thông báo tới chủ sở hữu về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính. Công việc này mất khoảng từ 7-10 ngày tùy địa phương;
- Sau khi nộp thuế và nhận biên lai, chủ sở hữu nhà nộp lại biên lai thu thuế cho bên cơ quan giải quyết hoàn công và chờ đến hẹn lấy kết quả.
Làm như thế nào để rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hoàn công công trình xây dựng?
Thủ tục hoàn công nhà ở trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ hoàn công nhà ở và giai đoạn thẩm định cấp giấy chứng nhận mới:
Đối với giai đoạn thẩm định, cấp Giấy chứng nhận mới, cá nhân chủ sở hữu không thể can thiệp rút ngắn thời gian được. Vì đó là quy trình làm việc của Cơ quan nhà nước và ở mỗi địa phương lại có một quy trình làm việc khác nhau, thời gian xử lý khác nhau.
Do đó, để tiết kiệm thời gian, chủ sở hữu phải có sự chủ động trong việc chuẩn bị các loại giấy tờ hồ sơ cần thiết. Các loại giấy tờ này cần được lưu giữ ngay từ khi bắt đầu công trình như hợp đồng xây dựng, bản vẽ thiết kế, giấy phép xây dựng. Ngoài ra trong quá trình thi công nếu phát sinh thêm các biên bản, giấy tờ, chủ sở hữu cũng cần giữ lại phòng trường hợp cần dùng đến sau này.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Thời gian hoàn công công trình xây dựng”. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, hợp đồng đặt cọc nhà đất Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.
Mời bạn xem thêm:
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
Câu hỏi thường gặp:
Nếu trong trường hợp hoàn công xây dựng sai giấy phép thì chủ đầu tư bị phạt tiền phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với nhà ở tại nông thôn và từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây nhà ở riêng lẻ ở đô thị, còn đối với các loại công trình khác thì tuỳ vào hình thức vi phạm sẽ có các mức phạt khác nhau. Ngoài ra, chủ đầu tư còn bị buộc phải tự phá dỡ phần công trình xây dựng vi phạm giấy phép xây dựng, nếu không sẽ bị cưỡng chế phá dỡ. Các công trình bị coi là vi phạm giấy phép xây dựng nếu:
Tự ý thay đổi vị trí xây dựng công trình.
Vi phạm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
Sai cốt nền xây dựng công trình
Theo thông tư số 05/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ thì giấy tờ hoàn công sẽ bao gồm:
Giấy phép xây dựng.
Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).
Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).
Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).
Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.
Sau khi hoàn thiện hồ sơ hoàn công bạn cần phải nộp chung cho cơ quan chức năng có thẩm quyền sau:
Nộp cho Sở Xây dựng: Nếu công trình hoàn thiện là công trình cấp đặc biệt, cấp 1 như: di tích lịch sử, công trình tôn giáo, công trình du lịch, tượng đài,…
Nộp cho UBND quận/huyện/xã: Nếu công trình hoàn thiện là nhà ở riêng lẻ hoặc tư nhân.
Nộp cho Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng khu đô thị mới: Nếu công trình hoàn thiện là công trình xây mới, công trình cải tạo hoặc khu công nghiệp cần phải xin giấy phép trong phạm vi ranh giới của khu vực đó.