Thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình

01/04/2023 | 10:12 6 lượt xem Anh Thơ

Gia đình mình có một căn nhà ở quê không sử dụng đến. Lâu nay mình làm ăn thua lỗ nên muốn mượn bố mẹ căn nhà ở quê lâu không còn dùng đến nữa để làm vật thế chấp ngân hàng. Mình cũng đã đề cấp với bố mẹ và anh em trong nhà và đã được mọi người chấp nhận tuy nhiên có một vấn đề thế này. Anh em mình thì đã đồng ý việc để căn nhà đó cho mình đem thế chấp nhưng anh em lại ở xa không thể về để làm giấy tờ thủ tục được. Mà mình thì cũng chưa chắc chắn việc đem thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì có cần sự chấp thuận hay chữ ký của toàn bộ thành viên trong gia đình hay không? Rất mong mọi người và Luật Sư giúp đỡ mình để mình có thể làm thủ tục sớm nhất có thể. Để trả lời những thắc mắc trên của bạn mời quý bạn đọc cùng Tư vấn Luật Đất Đai tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Đất cấp cho hộ gia đình muốn mang ra thế chấp tại ngân hàng thì phải đáp ứng điều kiện gì?

Tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

1.Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2.Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3.Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Điều kiện thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất của hộ gia đình như thế nào?

Thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Bên cạnh điều kiện để thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, thì còn phải tuân thủ quy định về tài sản sở hữu chung của các thành viên gia đình theo Điều 212 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:

Sở hữu chung của các thành viên gia đình

1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này

Như vậy khi thế chấp tài sản chung của hộ gia đình là quyền sử dụng đất của hộ gia đình phải được tất cả những thành viên có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có tên trong sổ hộ khẩu vào thời điểm cấp giấy chứng nhận đồng ý.

Theo đó, những người trực tiếp có mặt thì có thể trực tiếp ký tên, những người không có mặt thì có thể làm văn bản ủy quyền.

Thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình có cần chữ ký của toàn bộ thành viên không?

Theo Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình như sau:

1.Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2.Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.
Theo đó, muốn thế chấp đất cấp cho hộ gia đình thì có cần phải có chữ ký của các thành viên trong gia đình, các thành viên này phải là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Khi thế chấp đất cấp cho hộ gia đình mà trên thửa đất có nhà thì ngôi nhà có nằm trong diện bị thế chấp không?

Tại Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản thế chấp như sau:

Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.

Theo đó, nếu các bên không có thỏa thuận gì khác thì ngôi nhà cũng nằm trong diện bị thế chấp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình”.  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất hộ gia đình

Phiếu yêu cầu đăng ký
Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định
Bản chính giấy chứng nhận
Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất
Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền
Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm.

Thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hộ gia đình

Bước 1: Nộp hồ sơ
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Lưu ý: Thời gian giải quyết không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất của hộ gia đình có thành viên là người chưa thành niên thực hiện thế nào?

 Theo quy định của pháp luật hiện hành đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên sẽ trực tiếp ký hoặc ủy quyền cho người khác ký thay mình;
– Đối với người dưới 15 tuổi phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý;
– Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nếu là đất đai phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý (họ ký vào văn bản, rồi người đại diện ký xác nhận đồng ý).