Thẩm quyền phê duyệt dự toán xây dựng công trình là ai?

31/08/2023 | 15:36 343 lượt xem Thủy Thanh

Để một công trình được xây dựng thì phải trải qua rất nhiều quá trình quan trọng, trong đó phải kể đến việc xây dựng dự toán xây dựng công trình, dự toán này sẽ bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình, mức dự toán này sẽ được xác định theo thiết kế xây dựng đã được đưa ra trước đó. Sau đây mời các bạn hãy cùng tìm hiểu về vấn đề “Thẩm quyền phê duyệt dự toán xây dựng công trình” qua bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Dự toán xây dựng công trình là gì?

Các chi phí thực hiện trong quá trình hoạt động đầu tư xây dựng của mỗi công trình đều phải được dự toán trước khi tiến hành xây dựng công trình đó, việc dự toán xây dựng này là một trong những nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng nhằm tránh nhiều tình trạng bất cập về chi phí trong quá trình thi công xây dựng.

Theo khoản 1 Điều 135 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020), dự toán xây dựng công trình là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.

Nội dung dự toán xây dựng công trình

Nội dung dự toán xây dựng công trình được quy định tại Điều 11 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, bao gồm:

– Chi phí xây dựng: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình của dự án; công trình, hạng mục công trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ thi công; chi phí phá dỡ các công trình xây dựng không thuộc phạm vi của công tác phá dỡ giải phóng mặt bằng đã được xác định trong chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

– Chi phí thiết bị: chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí quản lý mua sắm thiết bị (nếu có); chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ (nếu có); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có);…

– Chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng, được quy định chi tiết tại Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP;

– Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng, được quy định chi tiết tại Điều 31 Nghị định 10/2021/NĐ-CP;

– Chi phí khác: các chi phí cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, gồm: chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công;… nhưng không thuộc quy định tại (1), (2), (3), (4).

– Chi phí dự phòng: chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết. Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.

Thẩm quyền phê duyệt dự toán xây dựng công trình

Thẩm quyền phê duyệt dự toán xây dựng công trình

Để thuận tiện cho việc tính toán các chi phí cho một công trình xây dựng theo gói thầu thì đơn vị thực hiện sẽ lập ra dự toán xây dựng công trình. Dự toán xây dựng công trình này sẽ phải phù hợp với điều kiện thực tế và phải được phê duyệt bởi những chủ thể có thẩm quyền.

Về phê duyệt dự toán xây dựng công trình thì tại Điều 82 Luật Xây dựng 2014 (Điều này được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định cụ thể như sau:

– Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này làm cơ sở phê duyệt, trừ trường hợp người quyết định đầu tư có quy định khác tại quyết định đầu tư xây dựng. Đối với các bước thiết kế còn lại, chủ đầu tư quyết định việc kiểm soát thiết kế theo quy định tại hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu và quy định của pháp luật có liên quan.

– Chủ đầu tư thẩm định các nội dung quy định tại Điều 83 của Luật này đối với bước thiết kế sau:

+ Thiết kế FEED trong trường hợp thực hiện hình thức hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng công trình (Engineering – Procurement – Construction, sau đây gọi là hợp đồng EPC);

+ Thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước;

+ Thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước;

+ Bước thiết kế khác ngay sau bước thiết kế cơ sở trong trường hợp thực hiện thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.

– Công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 83a của Luật này còn phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 83a của Luật này. Cơ quan thẩm định được mời tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm tham gia thẩm định thiết kế xây dựng.

– Công trình xây dựng có yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến hoặc thẩm duyệt theo quy định của pháp luật có liên quan.

– Đối với công trình xây dựng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, chủ đầu tư được trình hồ sơ đồng thời đến cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kết quả thực hiện yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường quy định tại khoản 4 Điều này được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng làm cơ sở kết luận thẩm định.

– Công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho việc thẩm định.

– Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng và các cơ quan, tổ chức có liên quan; thực hiện các yêu cầu (nếu có); phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 8 Điều này.

– Chủ đầu tư phê duyệt bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này. Chủ đầu tư được quyết định về việc phê duyệt đối với các bước thiết kế còn lại.

– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng phù hợp yêu cầu đặc thù quản lý ngành đối với công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh.

Quy định về điều chỉnh dự toán xây dựng công trình

Dự toán xây dựng nói chung chính là các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu xây dựng công trình này, các chi phí này sẽ bao gồm chi phí dành cho công việc xây dựng đã được xác định trên cơ sở khối lượng công việc được tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.

Đối với quy định về điều chỉnh dự toán xây dựng công trình thì tại khoản 4 Điều 135 Luật Xây dựng 2014 (Một số cụm từ bị thay đổi bởi điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định cụ thể như sau:

Dự toán xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

– Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng 2014 (khoản này được bổ sung bởi khoản 18 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), cụ thể như sau:

+ Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác;

+ Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế – xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;

+ Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;

+ Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.

+ Khi điều chỉnh chủ trương đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh dự án.

– Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;

– Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm phần dự toán xây dựng công trình không điều chỉnh và phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh. Điều 13 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về nội dung liên quan đến phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh phải được thẩm định.

Trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Thẩm quyền phê duyệt dự toán xây dựng công trình” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và nhu cầu sử dụng dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về hợp đồng mua bán nhà đất mẫu. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành định mức dự toán cho công trình xây dựng?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 10/2021/NĐ-CP thì hệ thống định mức xây dựng gồm định mức kinh tế-kỹ thuật và định mức chi phí. Định mức kinh tế – kỹ thuật gồm định mức cơ sở và định mức dự toán.
Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 20 Nghị định 10/2021/NĐ-CP ghi nhận hướng dẫn như sau:
“Điều 20. Hệ thống định mức xây dựng
[…]
6. Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng, ban hành định mức xây dựng sử dụng chung trong phạm vi cả nước. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức xây dựng, ban hành định mức dự toán cho các công tác xây dựng đặc thù của chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, ban hành định mức dự toán cho các công tác xây dựng đặc thù của địa phương.
[…]”.
Theo đó, đối với định mức dự toán sẽ được Bộ Xây dựng xây dựng và ban hành sử dụng chung trong phạm vi cả nước.
Ngoài ra đối với các công tác xây dựng đặc thù của chuyên ngành thì Bộ ban hành định mức dự toán riêng, công tác xây dựng đặc thù của địa phương thì UBND cấp tỉnh ban hành định mức dự toán để áp dụng (theo khoản 7 Điều này).

Dự toán xây dựng đã được phê duyệt của dự án sử dụng vốn nhà nước có thể thay đổi được không?

Căn cứ khoản 4 Điều 135 Luật Xây dựng 2014 dự toán xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn nhà nước chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
– Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng 2014
– Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;
– Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Theo đó, dự toán xây dựng đã được phê duyệt của dự án sử dụng vốn nhà nước có thể thay đổi nhưng chỉ khi thuộc 3 trường hợp nêu trên.