Tải ngay mẫu đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn chuẩn 2023

25/10/2023 | 18:03 117 lượt xem Vân Anh

Để xây dựng nhà ở nông thôn một cách hợp pháp thì chủ nhà cần nắm được quy định về việc xin giấy phép xây dựng. Theo quy định thì trong một số trường hợp xây dựng nhà ở nông thôn sẽ phải xin giấy phép xây dựng. Do đó, người dân cần nắm được khi nào phải xin phép xây dựng nhà ở nông thôn và viết đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn như thế nào? Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn chuẩn, hãy tải ngay mẫu đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Khi xây dựng nhà ở nông thôn có cần xin giấy phép xây dựng không?

Thông thường khi xây nhà ở nông thôn thì người dân không phải xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên đó chỉ là một trong những trường hợp xây nhà ở nông thôn không cần xin giấy phép xây dựng. Theo đó, các trường hợp theo quy định pháp luật vẫn sẽ phải xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn. Vậy, khi xây dựng nhà ở nông thôn có cần xin giấy phép xây dựng không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Căn cứ theo Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định về quy định chung về cấp giấy phép xây dựng như sau:

Điều 89. Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng

1. Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;

i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

…”

Theo đó, khi xây dựng nhà ở nông thôn nếu đáp ứng các điều kiện sau sẽ không cần xin cấp giấy phép xây dựng:

– Công trình xây dựng cấp 4, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng.

– Thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Tải ngay mẫu đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn chuẩn 2023

Trường hợp phải sử dụng đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn

Theo phân tích ở mục trên, những trường hợp xây dựng nhà ở không thuộc trường hợp không cần xin cấp giấy phép xây dựng nhà nông thôn thì sẽ phải xin giấy phép xây dựng. Vậy, trường hợp nào phải sử dụng đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn? Đẻ nắm được các trường hợp phải sử dụng đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Căn cứ vào quy định tại Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, theo đó từ ngày 01/01/2021 ở khu vực nông thôn những trường hợp sau đây cần sử dụng mẫu đơn xin phép xây dựng nhà ở nông thôn:

Đối với vùng đồng bằng

  • Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực  có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Công trình xây dựng cấp I, II, III, cấp đặc biệt, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới trên tầng;
  • Công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

Đối với miền núi

  • Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng;
  • Công trình xây dựng cấp I, II, III, cấp đặc biệt;
  • Công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

Tải xuống mẫu đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn

Bạn có thể tham khảo thêm các mẫu đơn như mẫu đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn chuẩn 2023

Hướng dẫn cách viết đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn

Để được cấp Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn thì đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn cần được viết một cách đúng về hình thức và nội dung. Nếu bạn chưa biết viết đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn như thế nào, hãy tham khảo hướng dẫn cách viết đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn dưới đây của chúng tôi nhé.

Về nơi gửi (cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng):

Kính gửi: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có thửa đất xây nhà ở (ghi rõ tên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

Về phần thông tin về chủ đầu tư:

Cần ghi chính xác họ tên của chủ đầu tư đang tiến hành xây dựng công trình nhà ở đó;

Các thông tin như địa chỉ, số điện thoại,… cần ghi đầy đủ, chính xác và trùng khớp với các loại giấy tờ quan trọng khác.

Thông tin công trình: Cần điền chính xác công trình xây dựng nằm trên lô đất số bao nhiêu, diện tích cụ thể, nằm ở địa chỉ số nhà, phường (xã), quận (huyện), tỉnh (thành phố) nào.

Về nội dung đề nghị cấp phép

Cấp công trình: Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 03/2016/TT-BXD và khoản 2.1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BXD, công trình xây dựng được phân cấp theo quy mô kết cấu dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau như: Chiều cao, số tầng, tổng diện tích sàn,… trong đó, phổ biến nhất là chiều cao công trình.

  • Nếu chiều cao ≤ 06 mét: Cấp công trình là cấp IV.
  • Nếu chiều cao trên 06 mét và từ 28 mét trở xuống: Cấp công trình là cấp III.
  • Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): Ghi rõ diện tích (m2) dự kiến xây dựng.
  • Tổng diện tích sàn: Ghi diện tích (m2), trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum.
  • Chiều cao công trình: Ghi tổng chiều cao nhà ở riêng lẻ, trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum.
  • Số tầng: Ghi tổng số tầng, trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum.

Nói tóm lại, khi viết đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn cần điền thông tin một cách đầy đủ, trung thực và chính xác để giúp cho công trình nhanh chóng được cho phép xây dựng.

Hướng dẫn cách viết đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn
Hướng dẫn cách viết đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tải ngay mẫu đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn chuẩn 2023. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng ở nông thôn?

Điều 103 Luật Xây dựng quy định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình cá nhân là Ủy ban nhân dân cấp huyện. Cụ thể như sau:
Ủy ban nhân dân cấp huyện: Được quyền cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng trên địa bàn do mình quản lý là công trình cấp III, cấp IV, nhà ở riêng lẻ”
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng ở nông thôn

Thủ tục xin cấp phép xây dựng ở nông thôn thế nào?

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
Chuẩn bị 02 bộ hồ sơ theo quy định để nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của UBND cấp huyện nơi có đất.
Hồ sơ gồm có:
+ Đơn xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở tại nông thôn (mẫu số 01 Phụ lục II ban hành tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP);
+ Biên bản cam kết đảm bảo an toàn công trình liền kề (nếu có);
+ Văn bản ủy quyền (nếu có);
+ Bản vẽ thiết kế công trình nhà ở riêng lẻ;
+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp (bản sao y);
Bước 2: Xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tiến hành các công việc:
+ Thẩm tra hồ sơ;
+ Xin ý kiến của các cơ quan có liên quan về vấn đề thuộc phạm vi quản lý của họ đối với yêu cầu xin cấp giấy phép xây dựng;
+ Thẩm định, đối chiếu yêu cầu xin cấp giấy phép xây dựng với quy định hiện hành (ví dụ với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn…);
+ Hướng dẫn nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;
Bước 3: Đóng nộp lệ phí, phí và nhận kết quả
Theo hướng dẫn và thông báo từ cơ quan có thẩm quyền, cá nhân đóng nộp lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định;
Nhận kết quả từ bộ phận trả kết quả thủ tục hành chính theo giấy biên nhận;